Facebook đối mặt với sự chia rẽ nội bộ

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Dec 6, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 75)

    Trong nhiều năm, Facebook được đánh giá là một tổ chức ổn định và bền vững. Dù có trải qua một số khủng khoảng, CEO Mark Zuckerberg luôn duy trì quyền kiểm soát cổ phần, cũng như tỏ ra miễn nhiễm với áp lực bên ngoài cùng những lời chỉ trích cả từ chính trị gia và nhà đầu tư.

    Còn hiện tại, theo BuzzFeed, nội bộ công ty mạng xã hội này đang bất ổn. Ngoài việc giá cổ phiếu giảm, nhiệm vụ kết nối thế giới của họ bị thách thức, những tiếng nói phản đối từ bên trong cũng ngày càng lớn, tác động không nhỏ tới sự chắc chắn về tương lai của Facebook.

    Những cuộc xung đột dường như chia Facebook thành ba nhóm. Một là những người trung thành với Zuckerberg và Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg. Hai là những người xem các bê bối kéo dài hai năm qua là bằng chứng của một cuộc khủng hoảng lớn. Ba là nhóm người xem toàn bộ câu chuyện đang diễn ra chỉ là ví dụ về các cuộc tấn công truyền thông đầy tính thiên vị.

    "Đó là tinh thần boong-ke, một dạng tâm lý của người đang bị vây hãm. Những người này đã bị bao vây trong 600 ngày qua. Họ cảm thấy mệt mỏi, trở nên cáu kỉnh. Chiến lược sinh tồn duy nhất là buông bỏ hoặc đặt cược tất cả vào đó", một cựu nhân viên cao cấp chia sẻ.

    Còn trong một tuyên bố khác, phát ngôn viên của Facebook gọi đây là "một giai đoạn khó khăn".

    [​IMG]

    Mark Zuckerberg đang phải đối mặt với "thù trong giặc ngoài". Ảnh: Reuters

    Hai cựu nhân viên cho biết, số lượng các báo cáo tiêu cực đã trở thành bóng đen phủ khắp công ty nhiều tuần qua. Cả nhân viên hiện tại và những người cũ đều căng thẳng. Đôi khi, bầu không khí thù địch bao trùm bên trong công ty. Có những nhân sự cao cấp và từng được coi là rất trung thành cũng bắt đầu dự tính tương lai mới cho mình.

    "Mọi người đang hy vọng tới thời khắc Sundar hoặc Dara", một cựu nhân viên ở Facebook chia sẻ, ám chỉ tới sự thay đổi lãnh đạo tại Google (Sundar Pichai) và Uber (Dara Khosrowshahi), khi người sáng lập phải ra đi. Một nhân viên khác cho biết một số bên trong hàng ngũ lãnh đạo của Facebook đang tìm kiếm sự tác động từ bên ngoài. "Bây giờ, mọi người còn dùng cả điện thoại ẩn danh để nói chuyện về công ty. Thậm chí họ không chỉ sử dụng nó với các phóng viên mà còn giữa các nhân viên với nhau", người này nói.

    Nhân viên cũ cũng bắt đầu công khai chuyện của mình trên báo chí. Tháng trước, Mark S. Luckie, một cựu quản lý đối tác chiến lược của Facebook, tiết lộ về sự phân biệt chủng tộc gay gắt trong môi trường làm việc của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

    Luckie làm tại đây chưa đầy một năm đã nghỉ việc. Là một trong số những nhân viên da đen hiếm hoi, anh phải chịu rất nhiều bất công cũng như thái độ coi thường từ đồng nghiệp. Thậm chí, quy trình tuyển dụng tại công ty chỉ duy trì tỷ lệ nhân viên da đen được làm tại Facebook từ 2-4%. Trong công việc, quá trình xử lý khiếu nại từ các quốc gia có nhiều người da đen hay người nghèo cũng không được quan tâm.

    Trong khi Mark Zuckerberg đang cố gắng duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Facebook, Sheryl Sandberg dần trở thành người chịu trách nhiệm về những bê bối gần đây của công ty. Là người giám sát hoạt động kinh doanh cũng như chính sách và truyền thông, nữ COO này nhận nhiều chỉ trích vì đã không nỗ lực trong việc ngăn cản Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Bà còn bị cáo buộc đã để cấp dưới thuê công ty tư vấn truyền thông thực hiện các bài viết nói xấu đối thủ và tỷ phú George Soros. Sandberg phủ nhận việc thuê công ty truyền thông, nhưng gần đây lại thừa nhận đã gửi email yêu cầu "nghiên cứu" về Soros sau khi nhà đầu tư này công khai chỉ trích Facebook tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi đầu năm.

    Những áp lực từ bên ngoài với Sandberg đã chia các nhân viên ở công ty thành hai nửa. Một nửa xem cô là một hình trung thành, số khác thì cho rằng COO này đôi khi quá ưu tiên hình ảnh cá nhân hơn là lợi ích của công ty.

    Trong các nhóm truyền thông nội bộ của Facebook, xuất hiện một nhóm gọi là "Women @ Facebook". Họ ủng hộ mạnh mẽ nữ COO, đồng thời chia sẻ những trải nghiệm làm việc của cá nhân với Sandberg. Còn trên Blind, một ứng dụng bán công khai cho phép nhân viên và cựu nhân viên có email công ty đăng bài nặc danh, nhiều người đang suy đoán và tranh luận về số phận của Sandberg.

    "Hội đồng quản trị đang bị thẩm vấn vì không hành động, nhưng Zuckerberg luôn bảo vệ cô ấy một cách say mê", một người viết. "Chúng ta có thể xuống đường đi bộ để yêu cầu cô ấy ra đi như những gì nhân viên của Google đã làm không?". Trong khi đó, một số người lại cho rằng Sandberg đang chịu đựng những chỉ trích đáng ra nên hướng về Zuckerberg.

    [​IMG]

    COO Facebook Sheryl Sandberg.

    Tuy nhiên, có một nhóm khác lại tin những rắc rối của công ty đã được phóng đại và kéo dài do chính giới truyền thông, thậm chí nhiều báo cáo còn không chính xác và dựa trên tin đồn.

    "Các phương tiện truyền thông sẽ tiếp tục tấn công và tiếp xúc với chúng tôi để có được các thông tin rò rỉ từ bên trong. Tất cả sẽ còn tiếp diễn đến khi Sheryl biến mất và công ty có một sự rung chuyển", một người nhận xét trên Blind.

    "Tôi vẫn không hiểu Sheryl đã làm gì để phải bị sa thải? Tôi đã kiểm tra hầu hết các cáo buộc và có vẻ đều là thông tin vô căn cứ", một người khác bênh vực bà Sandberg.

    Trong khi các nhân viên Facebook đang tranh luận về tương lai của mình một cách công khai và riêng tư, Sandberg vẫn phải bận tâm với việc kiểm soát ảnh hưởng từ những scandal gần đây. Theo một số nguồn tin, bà đã cố gắng gọi điện cho tỷ phú Soros tháng trước, vài ngày sau khi các báo cáo tiêu cực nổ ra, đồng thời để lại cho ông một tin nhắn. Nhưng Soros vẫn chưa gọi lại vì tỷ phú này đang đi du lịch.

    Còn theo New York Times, Zuckerberg, hiện nắm giữ 60% cổ phiếu có quyền biểu quyết, thường xuyên bị đặt câu hỏi: Ông có nên từ chức?

    Mỗi lần như vậy, câu trả lời của CEO này đều là: "Không".

    (theo BuzzFeed)

    Bảo Nam


    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Facebook đối mặt với sự chia rẽ nội bộ

Share This Page