Sức khỏe cựu Tổng thống Bush 'cha' đi xuống sau khi vợ qua đời

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Dec 2, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 74)

    Bush "cha" qua đời ngày 30/11. Hiện tại, nguyên nhân cái chết của cựu tổng thống Bush chưa được công bố song tờ TIME nhận định có nhiều lý do khiến các cặp vợ chồng ra đi gần nhau, như trường hợp vợ chồng Bush "cha".

    Hồi tháng 4, ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt do "nhiễm trùng lan vào máu" chỉ một ngày sau tang lễ của Barbara, người bạn đời suốt 73 năm. Từ đó sức khỏe ông suy giảm nghiêm trọng, được cho là mắc Parkinson và rối loạn miễn dịch ở tuyến giáp.


    Vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush có cuộc hôn nhân kéo dài hơn bảy thập kỷ. Ảnh: CNN.

    Nghiên cứu đăng tải trên tờ Journals of Gerontology năm 2013 phát hiện cái chết của bạn đời khiến nguy cơ tử vong của một người tăng lên 30% so với những ai vẫn còn vợ/chồng. Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, trong vòng sáu tháng kể từ khi nửa kia ra đi, nguy cơ tử vong của con người tăng lên 40-70% so với bình thường.

    Hiện tượng trên có thể được giải thích bằng những yếu tố thông thường, ví dụ như các cặp vợ chồng thường ở cùng độ tuổi và chia sẻ nhiều thói quen sống. Trường hợp gia đình Bush, năm 1941, George H.W. 17 tuổi lần đầu gặp Barbara 16 tuổi. Lúc trút hơi thở cuối cùng, Barbara 92 tuổi còn Bush "cha" 94 tuổi.


    Vợ chồng cựu Tổng thống Bush "cha" lúc trẻ và về già. Ảnh: sosharethis.

    Theo bác sĩ Martin Samuels, trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Brigham và Women (Mỹ), nỗi đau do mất bạn đời gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà một trong số đó là hội chứng trái tim tan vỡ.

    "Não bộ có một hệ thống đối phó với stress cấp tính", bác sĩ Samuels cho biết. "Ở hội chứng trái tim tan vỡ, stress mạnh đến mức các chất hóa học ảnh hưởng đến tim khiến nó không co lại bình thường". Vì tim biến dạng, lưu lượng máu đi khắp cơ thể đều bị giảm.

    Hội chứng trái tim tan vỡ không nhất thiết xảy ra cùng lúc với cái chết của bạn đời. Đôi khi, những ký ức và giấc mơ xuất hiện suốt nhiều tuần, nhiều tháng sau đó kích hoạt phản ứng stress. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể được đảo ngược nhưng nếu nặng sẽ gây tử vong đột ngột.

    Kể cả khi hội chứng trái tim tan vỡ không dẫn đến cái chết, người mất vợ/chồng cũng dễ bị suy giảm sức khỏe do hệ miễn dịch bị căng thẳng. Họ còn đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim do quá cô đơn.

    "Bất cứ cơ quan nào cũng có thể bị suy yếu", bác sĩ Samuels nói. "Mất đi bạn đời là một trong những tình huống đau buồn nhất con người phải đối mặt".

    Đặc biệt, giữa hai giới, phái mạnh là những người chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nếu nửa kia ra đi. Nghiên cứu trên tờ Economics & Human Biology năm 2013 phát hiện nguy cơ tử vong của đàn ông vừa mất vợ tăng hơn 30%.

    "Đàn ông thường dựa vào vợ, coi vợ là nguồn hỗ trợ và chăm sóc, đặc biệt lúc về già", ông Matthew Dupre, phó giáo sư khoa học sức khỏe dân số Đại học Y Duke lý giải. "Không chỉ mất đi bạn đời, đàn ông góa vợ còn mất đi động lực khuyến khích ăn lành mạnh, uống thuốc đúng đơn và nhiều thói quen tốt khác".

    Con người không thể chuẩn bị gì nhiều cho việc rời xa vợ/chồng. Tuy nhiên, theo ông Dupre, ít nhất, mỗi cá nhân nên chấp nhận thực tế rằng cái gì đến sẽ đến.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Sức khỏe cựu Tổng thống Bush 'cha' đi xuống sau khi vợ qua đời

Share This Page