Hải quan sẽ dùng Blockchain để quản lý, thông quan hàng hóa

Discussion in 'Blockchain' started by Robot Siêu Nhân, Sep 12, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 155)

    [​IMG]

    Cùng cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế bảo lãnh thông quan cũng sẽ được nghiên cứu, dự kiến triển khai thí điểm năm 2020.

    Kết quả ứng dụng công nghệ trong thông quan hàng hóa được ông Ngô Minh Hải – Phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát hải quan (Tổng cục Hải quan) nhắc lại Tại hội nghị Tạo thuận lợi thương mại do Ban phát triển kinh tế tư nhân phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 10/9.

    Hiện 100% hàng hóa xuất nhập khẩu trong hệ thống quản lý hải quan hiện nay được mã hóa, 100% tờ khai hải quan được làm tự động. Công nghệ, phần mềm hiện đại cũng được cơ quan này ứng dụng trong cơ chế hải quan một cửa. Tuy nhiên, trước làn sóng cách mạng công nghệ 4.0, ngành này cũng hướng tới “Customs tech”, nghĩa là ứng dụng những xu hướng công nghệ mới, như Blockchain, nhằm kiểm soát hàng hóa theo chuỗi trong kiểm tra chuyên ngành, thông quan hàng hóa.

    “Kỳ vọng 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được đưa vào lĩnh vực hải quan để thông qua một lộ trình nghiên cứu cụ thể”, ông nói và nhấn mạnh, để việc ứng dụng này triển khai thực tế nhanh hơn thì “ngành hải quan không thể đi một mình, mà cần sự đồng hành của nhiều bộ, ngành khác”.

    Cũng theo ông Hải, song song với phát triển, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, hải quan sẽ sớm có cơ chế bảo lãnh thông quan. Cơ chế này bước đầu sẽ được thí điểm từ năm 2020 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại toàn cầu (GATF).

    Nói cụ thể hơn, ông Eric Miller – Cố vấn cao cấp GATF cho biết, bản chất của mô hình này là tách biệt việc thông quan, giải phóng hàng hoá tại cửa khẩu. Ở đó, doanh nghiệp được giải phóng hàng hóa, chỉ thực hiện các nghĩa vụ về thuế, yêu cầu điều kiện, giấy phép về kiểm tra chuyên ngành sau khi thông quan hàng hóa.

    Tại Mỹ, hệ thống bảo lãnh thông quan điện tử được ứng dụng từ năm 1930 và hiện nhiều quốc gia khác như Canada, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển… cũng đã ứng dụng để tạo thuận lợi thương mại. Các đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân sử dụng hệ thống này sẽ được bảo đảm rằng họ tuân thủ tất cả các quy định của Chính phủ liên quan đến thương mại hàng hóa bao gồm: đóng thuế, thực hiện các yêu cầu điều kiện, giấy phép… Nhờ đó, hàng hóa khi làm thủ tục hải quan sẽ được giải phóng trong thời gian nhanh nhất.

    Cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang bị “bủa vây bởi thủ tục kiểm tra chuyên ngành”, ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại nhận định, bảo lãnh thông quan sẽ là một giải pháp để cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và quản lý rủi ro.

    “Cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm các nước đã triển khai và vận dụng từng bước để gỡ nút thắt này”, ông Tuyển chia sẻ.

    Bên cạnh đưa công nghệ mới vào, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn sẽ là mục tiêu được các bộ, ngành theo đuổi khi khâu thông quan còn nhiều vướng mắc.

    Dẫn số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận những kết quả tích cực của công tác này, ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, trung bình chi phí thông quan một lô hàng năm 2017 giảm 19 USD. Đến cuối năm 2017, Việt Nam tiết kiệm được 205 triệu USD (khoảng hơn 4.000 tỷ đồng), giảm 15 triệu giờ lưu kho hàng xuất khẩu và 33 triệu giờ với hàng nhập khẩu.

    Kết quả này có được là nhờ Việt Nam áp dụng cơ chế một cửa quốc gia; cắt giảm dòng cần kiểm tra chuyên ngành, cũng như điều kiện kinh doanh.

    Mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành, theo nhận định của đại diện Chính phủ “dứt khoát phải hoàn thành, không thể lùi”, dù tỷ lệ hoàn thành lần lượt hơn 34% và 31%.

    “Để giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh, việc đầu tiên là thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. Muốn làm được cần phải tạo sự cải cách của ngành hải quan và khâu kiểm tra chuyên ngành. Quá trình này là minh bạch, công khai và có giám sát, giải trình chứ không phải nói trên giấy rồi không thực hiện”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

    Người phát ngôn Chính phủ cho biết, hiện các Bộ, ngành đăng ký giảm 28% điều kiện kinh doanh và 25% thủ tục kiểm tra chuyên ngành. 23 dự thảo Nghị định cắt giảm điều kiện kinh doanh đang được các Bộ trình Chính phủ, khi thông qua sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí phi chính thức, tạo thuận lợi thương mại. Ngày 30/9, Văn phòng Chính phủ sẽ trình Thủ tướng ký ban hành các Nghị định này.

    Theo Anh Minh – VNExpress

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: Thecoindesk.com​
     
  2. Facebook comment - Hải quan sẽ dùng Blockchain để quản lý, thông quan hàng hóa

Share This Page