Cầu lửa sáng gấp 40 lần Mặt Trăng lao qua bầu trời

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 22, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 75)

    Cầu lửa đường kính khoảng hai mét di chuyển với tốc độ cao và thắp sáng trời Mỹ, kể cả khu vực nhiều mây.

    [​IMG]
    Cầu lửa được 6 camera quan sát trong vùng ghi hình và sáng ít nhất gấp 40 lần trăng tròn.

    Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS) nhận được hàng chục báo cáo về việc trông thấy cầu lửa ở khu vực đông nam nước Mỹ hôm 17/8, CNET đưa tin. Cầu lửa được 6 camera quan sát trong vùng ghi hình và sáng ít nhất gấp 40 lần trăng tròn, đủ khiến bầu trời rực sáng dù bị mây che phủ, theo NASA.

    Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra, thiên thạch được phát hiện lần đầu ở độ cao hơn 93km phía trên Turkeytown, bang Alabama, di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 86.422km/h. Nó vỡ ra ở độ cao khoảng 29km phía trên thị trấn Grove Oak.

    Cầu lửa ban đầu có thể là một tiểu hành tinh đường kính hai mét đâm xuống khí quyển Trái Đất, NASA cho biết. Thiên thạch Chelyabinsk lao qua bầu trời Nga năm 2013 khiến hàng nghìn cửa kính nứt vỡ có đường kính gấp khoảng 10 lần. NASA đang đánh giá khả năng cầu lửa để lại một số mảnh vỡ trên mặt đất.


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cầu lửa sáng gấp 40 lần Mặt Trăng lao qua bầu trời

Share This Page