Các nhà khoa học nghĩ rằng đây là 8 trường hợp có khả năng xóa sổ sự sống cao nhất

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 12, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 77)

    Những mối nguy gần như toàn đến từ Vũ trụ, ta không thể ra tay ngăn chặn bất cứ trường hợp nào trong số này.

    Sự sống đã bước qua cả triệu năm tiến hóa để có được chúng ta ngày hôm nay. Nhiều người tin rằng chỉ một sự ngẫu nhiên nhỏ - một phản ứng hóa học với tỉ lệ xảy ra gần như bằng không đã diễn ra – đã tạo nên sự sống trên Trái Đất, có những người lại không nghĩ vậy. Nhưng ta không bàn tán về quãng đường xa mà sự sống đã đi được, ta sẽ nói về việc sự sống mất-hàng-triệu-năm-mới-có-được rồi SẼ biến mất: không có gì là vĩnh cửu cả.

    Tuổi thọ của bản thân hành tinh chúng ta chắc vài cả tỉ năm nữa, nhưng sự tồn tại của nó cũng mong manh lắm. Đây là những cách mà Trái Đất có thể sẽ ra đi, theo như các nhà khoa học nghiên cứu và đúc kết.

    [​IMG]

    Bao quanh Trái Đất là một lớp lá chắn có tên là quyển từ. Lớp chắn này được tạo nên nhờ sự xoay của Trái Đất, cụ thể là nhờ lõi kim loại của Trái Đất gồm dung dịch sắt và kền (lõi ngoài) bọc quanh một cục kim loại khổng lồ (lõi trong), tạo ra một trường điện bao quanh Trái Đất.

    Trường điện này phản lại những hạt năng lượng bắn ra từ Mặt Trời, khiến những hạt năng lượng này biến đổi hình dạng, kích thước.

    Những chùm hạt năng lượng khi bắn xuống Trái Đất hoặc sẽ tạo ra những cực quang tuyệt đẹp, hoặc sẽ tạo ra bão địa từ có thể xóa sổ nền văn minh mà ta đang biết. Hên xui.

    Và nếu cái lõi kim loại kia mà nguội, lớp quyển từ bảo vệ Trái Đất sẽ biến mất. Bão Mặt Trời sẽ đâm thẳng xuống Trái Đất.

    Chẳng cần phải dựng lên một chương trình giả lập để xem chuyện gì xảy ra, ta có thể nhìn ngay hậu quả của việc này chính là Sao Hỏa: nhiều tỉ năm trước, Sao Hỏa đã có nước và có một bầu khí quyển dày, nhưng sau khi bị Mặt Trời tấn công, Sao Hỏa đã mất đi mọi thứ có thể duy trì sự sống và biến thành Hành tinh Đỏ khô cằn của ngày hôm nay.

    Nhờ có Mặt Trời, sự sống trên Trái Đất mới có thể duy trì như hiện tại. Nhưng bản thân Mặt Trời là một ngôi sao, mà sao thì có tuổi thọ. Mặt Trời sẽ chết.

    [​IMG]

    Hiện tại, Mặt Trời đã "đi được nửa quãng đường", hiện vẫn đang đều đặn biến hydro thành helium qua quá trình hợp nhất nguyên tử. Nhưng vài tỉ năm nữa, hydrogen sẽ hết, Mặt Trời sẽ tiến hành hợp nhất helium.

    Phản ứng hóa học này mạnh hơn, chứa nhiều năng lượng hơn và sẽ khiến Mặt Trời phình ra. Như các bạn đã biết, vật càng to thì sẽ có lực hút càng lớn, Trái Đất của chúng ta sẽ tiến gần về phía Mặt Trời hơn, mọi thứ sẽ kết thúc khi lượng nhiệt khổng lồ này tiêu hủy Hành tinh Xanh.

    Hoặc là thế, hoặc là Mặt Trời đẩy ta ra khỏi quỹ đạo vốn có. Loài người (nếu như vẫn còn trên Trái Đất) sẽ cùng nhau du hành vũ trụ trên một con tàu khổng lồ mang tên Trái Đất. Có điều ta sẽ không sống được lâu khi mà không còn Mặt Trời.

    3. Trái Đất ta sẽ có một quỹ đạo bay xấu


    Trong quá trình hình thành sao và các hành tinh xung quanh nó, sẽ có rất nhiều hành tinh bay lệch quỹ đạo. Trong một chương trình giả lập các nhà khoa học dựng lên để nghiên cứu, họ tìm ra rằng trong Dải Ngân hà, tỉ lệ sao tương đương với tỉ lệ các hành tinh bay không quỹ đạo là 1/100.000.

    Những hành tinh ấy có thể "lạc" vào Hệ Mặt Trời, hoặc đẩy ra vào một quỹ đạo xấu quay quanh Mặt Trời, hoặc là sẽ đẩy ta ra khỏi Hệ Mặt Trời luôn. Lúc ấy Trái Đất có thể va chạm với những hành tinh lân cận, gây ra hậu quả khôn lường.

    4. Hay tệ hơn, hành tinh không quỹ đạo nào đó đâm thẳng luôn vào Trái Đất


    [​IMG]

    Tuy nhiên, điều này không phải là không có tiền lệ trong lịch sử Trái Đất. Khoảng 4,5 tỉ năm trước, một hành tinh nhỏ đã đâm vào Trái Đất (cũ), tạo thành một Trái Đất mới và Mặt Trăng vẫn bay quanh quỹ đạo của ta.

    Một vụ va chạm mới có lẽ sẽ xóa sổ sự sống mà ta đang biết. Dần dần hành tinh mới hình thành sau vụ va chạm này sẽ hồi phục (như Trái Đất xưa kia), nhưng khó có thể nói xem sự sống còn có thể sinh sôi không.

    5. Hoặc "nhẹ nhàng" hơn, Trái Đất bị thiên thạch hay tiểu hành tinh đâm xuống


    [​IMG]

    Hậu quả của việc Trái Đất bị dội bom có thể thấy trong rất nhiều phim Hollywood. Nếu như có giống loài ngoài hành tinh nào tìm thấy những bộ phim này trong đống đổ nát của một Trái Đất hoang tàn không sự sống, họ sẽ nghĩ rằng đó là phim tài liệu.

    Trong quá khứ, khoảng vài trăm triệu năm sau khi hình thành, Trái Đất liên tục bị thiên thạch ghé thăm. Những vụ va chạm mạnh đến mức đại dương bao phủ Trái Đất nóng như đun suốt cả một thời gian dài. Các sinh vật đơn bào gần như bị tiêu diệt hết, chỉ những vi sinh vật chịu nhiệt tốt mới có thể sống sót.

    Những sinh vật to lớn của thời nay (đơn cử là con người) sẽ không thể sống sót nổi qua một trận oanh tạc của các thiên thạch. Nhiệt độ không khí có thể sẽ chạm mốc 480 độ C và rõ là ta sẽ khó mà tồn tại được.

    6. Trái Đất có thể tới quá gần một hố đen vũ trụ


    [​IMG]

    Một hố đen vũ trụ bay lung tung trong không gian, "nuốt" mọi thứ trên đường đi của nó không phải là chuyện để dọa trẻ con ban đêm, nó hoàn toàn có thật.

    Ta lại còn chẳng biết gì nhiều về hố đen, nhưng chỉ cần biết rằng nó đặc đến mức ánh sáng cũng không thoát nổi, thì Trái Đất nhỏ bé có cơ may sống sót nào?

    May mắn thì hố đen sẽ không nuốt chửng chúng ta, sẽ chỉ tạo ra thảm họa tự nhiên hoặc ném ta ra khỏi quỹ đạo vốn có, đâm thẳng vào Mặt Trời. May mắn mới được thế.

    7. Một vụ bùng nổ tia gamma cực mạnh sẽ tiêu hủy bầu khí quyển Trái Đất


    [​IMG]

    Đây là hiện tượng tạo ra sức mạnh ghê gớm nhất Vũ trụ: nó là một xung năng lượng cực mạnh được bắn ra từ một hố đen.

    Với sức tàn phá khủng khiếp như vậy, nhiều nhà khoa học đã cho rằng đó chính là lý do tại sao đến giờ ta vẫn chưa tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất, rất có thể họ cũng đã bị xóa sổ bởi một tia gamma bắn ngẫu nhiên trong vụ trụ.

    Tia gamma bay với tốc độ ánh sáng và có thể rằng, ngay lúc này đây một tia gamma đang hướng về Trái Đất và chúng ta sẽ chẳng có lấy một hệ thống báo động nào để cảnh báo việc đó cả, ta sẽ không biết điều gì xảy ra cho tới khi tia gamma tiến vào và tiêu diệt mọi sinh vật.

    8. Vũ trụ sẽ bị xé tan ra thành từng mảnh trong một sự kiện mang tên "Vết rách lớn – Big Rip"


    [​IMG]

    Và không chỉ Trái Đất ta không sống sót được, toàn bộ Vũ trụ này sẽ tiêu biến.

    Điều này có thể có do năng lượng tối đang khiến Vũ trụ ngày một rộng ra và với vận tốc hiện tại, khoảng 22 tỉ năm nữa, lực giữ hai nguyên tử lại với nhau sẽ bị xé tung ra, toàn bộ Vũ trụ sẽ biến thành một cục phóng xạ khổng lồ.

    Nếu đúng là sự sống vẫn luôn tìm thấy một cách để tồn tại như có nhà khoa học trong bộ phim Hollywood nào đó đã nói, thì đừng lo lắng làm gì. Trái Đất diệt vong thì chắc vẫn còn sự sống đâu đó trong Vũ trụ vẫn sẽ phát triển, thậm chí là có thể làm lại từ đầu.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Các nhà khoa học nghĩ rằng đây là 8 trường hợp có khả năng xóa sổ sự sống cao nhất

Share This Page