Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 10, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 88)

    Dữ liệu từ kính thiên văn X quang NuSTAR của NASA cho thấy hệ sao Eta Carinae, hệ thống ngôi sao sáng nhất, lớn nhất đang tạo ra tia vũ trụ năng lượng cao, bằng cách tăng tốc các hạt tích điện lên gần tốc độ ánh sáng.

    Nằm cách 7.500 năm ánh sáng từ Trái đất, hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời, kéo dài 225 triệu km (140 triệu dặm). Hệ thống ngôi sao này nổi tiếng sáng rực rỡ vào năm 1843, nhanh chóng trở thành cụm ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời.

    [​IMG]
    Hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời. (Nguồn ảnh: Phys).

    "Cả hai ngôi sao của Eta Carinae đều có những luồng gió mạnh mẽ được gọi là gió sao", Michael Corcoran, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm không gian Goddard của NASA cho biết.

    "Những cơn gió này xung đột trong chu kỳ quỹ đạo phức tạp, tạo ra các tia X năng lượng thấp, mà chúng tôi đã theo dõi được trong hơn hai thập kỷ".

    Tuy nhiên, mới đây kính viễn vọng Không gian Gamma Fermi quan sát sự thay đổi bất thường trong bức xạ tia gamma năng lượng cao phát ra từ hệ sao này.

    Bức xạ tia gamma năng lượng cao trong lần phát ra mới nhất đã vượt quá 30.000 electron volt, cao hơn khoảng ba lần so với sóng xung kích vũ trụ.

    Hiện nguyên nhân gây ra sự bất thường này các chuyên gia vẫn chưa thể tìm thấy được.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Share This Page