Ý tưởng xây phòng học bằng container ở vùng núi Việt Nam

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 28, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 108)

    Chương trình Ánh sáng học đường () sẽ khởi công xây dựng ngôi trường ở vùng Khe Chữ, Quảng Nam - nơi chịu thiệt hại nặng nề bởi cơn bão Damrey vào tháng 11/2017. Ngôi trường dự kiến hoàn thành vào tháng 9 với tổng vốn đầu tư 3,3 tỷ đồng.

    Trước thông tin trên nhiều độc giả đề xuất ý tưởng nên làm phòng học bằng container ở vùng núi cao, thay vì bê tông, mái ngói chi phí lớn nhưng nguy cơ bị hư hại do mưa to, gió lốc, sạt lở lại cao.

    Độc giả cũng đề xuất, từ các container cũ có thể cải tiến, thêm cửa sổ, cửa ra vào và mái che. Ở phía ngoài có thể trồng cây chống nóng. Phía chân container được gia cố và gắn với bốn trụ bê tông ở bốn góc.

    Theo độc giả Thuanthang, ở một số nơi làm khu du lịch đã sử dụng loại hình này cho thấy tính hữu dụng cao, bền bỉ, an toàn, chi phí hợp lý... "Nếu giả sử có xảy ra mưa to, gió lớn chắc chắn sẽ không bị tốc mái như các nhà bình thường khác, có thể di chuyển được", độc giả viết.

    [​IMG]

    Theo giới chuyên môn container có diện tích chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn của lớp học.

    Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cho rằng đề xuất trên khó khả thi. "Địa hình vùng núi hiểm trở sẽ khiến việc vận chuyển cả khối nặng như container đến địa điểm xây trường khó khăn, điều này dẫn đến chi phi đắt đỏ", anh Hà nói.

    Về văn hóa, người vùng sâu quen sống trong không gian mở, thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Nếu bị bó hẹp lại, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng. "Làm công trình phục vụ người địa phương thì phải tạo cảm hứng để họ sử dụng và phát triển nó", anh Hà cho hay.

    Bên cạnh đó là yếu tố thời tiết, vào mùa hè việc học trong các container sẽ rất nóng, trong khi nhiều nơi còn chưa có điện, quạt trở thành thứ vật dụng xa xỉ.

    [​IMG]

    Học sinh lớp 2 điểm trường Khe Chữ, huyện Nam Trà My, Quảng Nam vẽ ngôi trường mơ ước trong tranh. Ảnh: Đắc Thành.

    Đồng tình quan điểm, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thẳng thắn bày tỏ, để lớp học container phục vụ tốt cho giáo dục thì cần chỉnh sửa rất nhiều thứ như cách nhiệt, cửa sổ, mái che... chứ không đơn giản là đưa đến và sử dụng ngay. Công việc này đỏi hỏi nhiều thời gian và số tiền khá lớn.

    Mặt khác, container có diện tích chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn của lớp học. Trường hợp ghép các container, ông Hào khuyên nên thay thế bằng việc kết nối các thanh thép sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.

    Về khả năng chống chịu thiên tai, giới kiến trúc cho rằng điều này còn phụ thuộc vào địa điểm xây dựng. Những ngôi trường làm từ vật liệu là đất, hay sắt thép vẫn chống chọi được với thiên nhiên, chứ không chỉ container. Container nên xây dựng cố định trong trường hợp giúp đỡ người bị thiên tai hoặc tại khu du lịch.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Ý tưởng xây phòng học bằng container ở vùng núi Việt Nam

Share This Page