Thôi miên để trị bệnh sợ ‘chuyện ấy’

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Mar 31, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 401)

    Nhắc đến thôi miên, hầu hết những người quan tâm đến lĩnh vực thần kinh đều biết đến Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân, hiện là Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam.

    Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân có thể kể hàng trăm câu chuyện kỳ lạ nhất về những trường hợp nguy hiểm do ám thị gây nên. Anh Quân nhớ nhất một trường hợp mắc bệnh rất kỳ cục, mà anh phải mất rất nhiều công sức mới điều trị được. Mặc dù lấy tới 3 lần chồng song cô gái này không thể ân ái được với ai.

    Một ngày, cô gái xinh đẹp, tri thức, 32 tuổi, rụt rè đến gặp chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân. Cô có khuôn mặt bầu bĩnh, da trắng, tóc mềm, nhưng đôi mắt thâm quầng, buồn bã. Cô bảo: “Em biết bác sĩ đã lâu, tìm hiểu rất kỹ rồi em mới đến gặp. Thú thực, em không tin bác sĩ có thể trị bệnh được cho em, nhưng có bệnh thì vái tứ phương, nên em cứ đến thử xem thế nào”.

    Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân im lặng lắng nghe từng lời tâm sự chất chứa nỗi lòng. Học xong đại học, chuyên ngành tài chính, có việc làm ổn định, thì cô lấy chồng ở tuổi 22. Chồng là một doanh nhân thành đạt. Mặc dù yêu nhau một năm mới cưới, song hai người vẫn chưa ân ái. Cô từng đi học nước ngoài, giao du rộng và không phải là người cổ hủ mà giữ gìn trinh tiết. Sở dĩ, cô giữ mình được đến ngày cưới là bởi vì cứ mỗi lần định ân ái với người yêu, cô lại sợ hãi co rúm người. Nghĩ rằng người yêu trong sáng, giữ gìn trinh tiết, nên anh người yêu cũng không ép buộc.

    [​IMG]
    Thạc sĩ Mạnh Quân thuyết trình về bộ não người.


    Đám cưới diễn ra trang trọng, nhưng đêm tân hôn thì rất kỳ cục. Khi hai người chuẩn bị ái ân, cô bất chợt co giật cứng người, đau đớn khắp thân thể. Anh chồng rất giận, nhưng không hiểu vì sao vợ mình lại vậy. Bản thân cô cũng rất ham muốn, nhưng cứ khi vợ chồng định làm chuyện đó, thì cơ thể cô lại phản ứng kỳ lạ, như thể cô biến thành người đàn bà khác, rất sợ hãi chuyện trai gái.

    Lấy nhau mấy tháng, sống chung phòng, chung giường, nhưng chuyện kia vẫn không xảy ra. Anh chồng cũng không dám động vào vợ nữa, bởi hễ động vào, cô lại co giật đau đớn, mãi sau mới trở lại bình thường được. Rốt cục, họ chia tay sau 8 tháng chung sống. Gia đình hai bên không hiểu vì sao họ lại kết thúc dễ dàng như vậy. Bỏ chồng, cô như được giải thoát.

    Vài năm sau, cô gặp một người đàn ông khác. Họ yêu nhau đắm đuối và nhanh chóng đi đến hôn nhân. Nhưng rồi, sau một năm chịu đựng nhau, thì đường ai nấy đi. Một năm chung sống, không có chuyện ái ân.

    Trong suốt năm ấy, cô đã gặp rất nhiều bác sĩ, đến rất nhiều bệnh viện. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh bó tay. Bác sĩ tâm lý chào thua. Các xét nghiệm, rồi máy móc hiện đại nhất cũng không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào trong não bộ, cơ thể của cô.

    Sau một đợt điều trị ở bệnh viên chuyên về thần kinh ở nước ngoài, cô về nước và quyết định lấy chồng lần nữa ở tuổi 32. Lần lấy chồng này, tình trạng của cô còn tồi tệ hơn. Ngay khi chồng bước vào phòng, cởi đồ trên người, chưa động vào cô, cô đã lăn đùng ngã ngửa, người cứng đờ, miệng kêu la đau đớn. Bác sĩ trị liệu đã gọi cả vợ lẫn chồng đến phòng khám. Dùng liệu pháp tâm lý không có hiệu quả, vị bác sĩ còn dùng đến thuốc ngủ liều cao. Cô gái được cho uống thuốc ngủ, và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.

    Khi đó, anh chồng được gọi vào phòng và làm công việc phải làm với người vợ của mình. Nhưng điều kỳ dị nhất đã xảy ra, dù cô gái đang ngủ nhưng vẫn co giật cứng người, nhăn nhó tỏ vẻ đau đớn. Tóm lại, dù thử cách nào, cơ thể cô vẫn phản ứng khi đàn ông định quan hệ với mình.

    Không còn hy vọng cứu vãn hôn nhân, cô đã quyết định tìm cho mình một phương án giải quyết, đó là tự tử. Tuy nhiên, do cao số, nên mấy lần tự tử mà không thành. Cô vẫn tiếp tục phải sống để chống chọi với căn bệnh kỳ quặc của mình.

    Với những chuyên gia thôi miên y khoa giàu kinh nghiệm, thì câu chuyện của cô có kỳ dị đến mức nào, thì họ cũng hiểu rằng, bộ não cô gái này đã bị tổn thương bởi ám thị. Chỉ có điều ám thị đó là gì, xâm nhập vào tiềm thức lúc nào, thì cần phải tìm hiểu.

    Thạc sĩ Quân không tin chuyện vong hồn, nhưng với ngành thôi miên, thì vẫn chưa giải mã được tiền kiếp. Thôi miên có thể đưa con người về nhiều kiếp và khi đó, những chuyện kỳ lạ nhất sẽ xảy ra. Chuyện có tiền kiếp hay không, anh Quân chưa dám khẳng định nhưng cũng có thể đó là sự vô cùng vô tận của bộ não. Bộ não con người nhỏ bé, nhưng bí ẩn không kém gì vũ trụ bao la.

    [​IMG]
    Thạc sĩ Quân biểu diễn thôi miên trước đông đảo nhà khoa học.


    Anh Quân đưa cô gái vào trạng thái thôi miên để ổn định tinh thần. Khi vào trạng thái thôi miên sâu, anh hỏi: “Bạn đang làm gì?”. Cô gái mắt nhắm lim dim đáp: “Đang xem”. Anh Quân hỏi tiếp: “Xem gì”. Cô mất bình tĩnh, run rẩy đáp: “Không được, không được”. Thấy cô có biểu hiện lo sợ, anh giúp cô thư giãn, ổn định.

    Lúc này, anh Quân hỏi tên, cô lại nói tên mình là một người đàn ông, là lính ở châu Âu. Anh lính này đã hy sinh trong một trận chiến, nhưng khi “linh hồn” đang vảng vất ở mặt đất, thì gặp cảnh 4 lính Mỹ đang hiếp dâm một cô gái nhỏ. Cô gái này kêu la đau đớn và chết. Lúc đó, “linh hồn” anh lính này đã nảy sinh ý định muốn được đầu thai vào em bé, để trải nghiệm xem cảm giác bị hiếp dâm đau đớn như thế nào.

    Thế rồi, “linh hồn” đầu thai vào một cô gái, con một gia đình có nhà ở gần trại lính thủy đánh bộ của Mỹ. Bố mẹ quản lý chặt, không cho con gái ra ngoài, vì lính Mỹ thường say rượu. Thế nhưng, năm 9 tuổi, cô gái quyết định đến gần trại lính chơi. Cô bị 4 tên lính hiếp dâm đến chết.

    Vậy là thạc sĩ Quân đã tìm được nguyên nhân khiến cơ thể cô gái này phản ứng co giật, cứng đờ người mỗi lần gần gũi đàn ông. Tuy nhiên, để điều trị không phải đơn giản. Anh Quân đã thực hiện nhiều bài tập để kích động bộ não, khiến cô gái này có đức tin tuyệt đối vào mình. Khi đã đạt được mong muốn, anh tiếp tục đưa cô về tiền kiếp, lúc bị hiếp dâm.

    Khi cô gái này đang quay về thời điểm bị hiếp dâm ở “kiếp trước”, anh hỏi: “Khổ không?”. Cô bảo: “Khổ lắm. Không nỗi khổ nào bằng nỗi khổ bị hiếp dâm”. Thạc sĩ Quân lại hỏi: “Vậy bạn đừng giãy đạp nữa. Bạn cứ nằm im xem có chết không?”. Khi cô gái nói: “Không chết”, anh Quân hỏi tiếp: “Bạn còn khổ gì nữa?”. “Khổ vì nỗi buồn chứ không đau nữa”, cô gái kết thúc cuộc đối thoại.

    Thạc sĩ Quân tiếp tục đưa cô về hiện tại, thời điểm ái ân không thành công với chồng, nhưng vẫn để cô chìm trong trạng thái thôi miên. Để cô gái trải nghiệm hết mọi nỗi đau trong trạng thái thôi miên sâu, thạc sĩ Quân mới đưa ám thị vào: “Bạn đã trải nghiệm nỗi khổ lớn nhất trong đời, không còn nỗi khổ nào hơn nữa. Thế bạn có cần phải trải nghiệm nữa không?”. Khi cô gái lắc đầu bảo “không”, thì anh nói tiếp: “Vậy thì bạn không phải khổ nữa. Bạn vui vẻ ân ái với chồng đi”.

    Sau buổi trị liệu như thể phù thủy, thầy bùa đó, cô gái khỏi bệnh thật. Cũng sau hôm đó, lần đầu tiên cô trở thành đàn bà. Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân khẳng định rằng, anh chẳng đưa cô gái này về kiếp nào cả. Cô cũng không về được kiếp nào. Tất cả những chuyện cô kể, chỉ là sự ám thị của bộ não, là do bộ não bịa ra.

    Có thể, ngày bé, cô gái này đọc một câu chuyện, bài báo nào đó, hay xem một đoạn phim cảnh người lính hiếp dâm một cô gái. Câu chuyện đã ám ảnh rất lớn với cô. Trong hoàn cảnh mơ màng, rơi vào trạng thái thôi miên, cô đã có suy nghĩ muốn được trải nghiệm như cô gái trong chuyện đó.

    Đó chỉ đơn giản là hiện tượng tự kỷ ám thị của bộ não. Ám thị đó nằm trong tiềm thức nhưng vô cùng mạnh. Dù cô gái này muốn ân ái với chồng, nhưng ám thị trong tiềm thức sống dậy chỉ đạo cơ thể phản ứng chống lại, dù ý thức không muốn phản kháng. Chỉ có cách gỡ ám thị xấu đó ra khỏi tiềm thức, cô gái mới trở thành người bình thường được.

    Theo Mốt & Cuộc sống
     
  2. Facebook comment - Thôi miên để trị bệnh sợ ‘chuyện ấy’

Share This Page