Hành tinh hấp thụ 99% ánh sáng Mặt Trời

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 24, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 130)

    [​IMG]

    WASP-104b là một trong những hành tinh tối nhất từng được phát hiện. Ảnh minh họa: NASA.

    WASP-104b có thể là hành tinh tối nhất từng được phát hiện. Hành tinh thuộc nhóm sao Mộc nóng này được bao phủ bởi lớp sương mù hấp thụ 97 - 99% ánh sáng chiếu tới bề mặt. Nhóm nghiên cứu ở Đại học Keele tại Newscastle, Anh, khám phá WASP-104b trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí arXiv hôm 15/4, theo Newsweek.

    "Trong mọi hành tinh tối mà tôi có thể tìm thấy trong các nghiên cứu, hành tinh này thuộc top năm", nhà nghiên cứu Teo Mocnik cho biết. "Tôi nghĩ nó thuộc top ba".

    WASP-104b và hai hành tinh cực tối khác là TrES-2b và HAT-P-7b phản chiếu ít ánh sáng như nhau, do đó rất khó kết luận chính xác hành tinh nào tối nhất. Chênh lệch trong mức ánh sáng phản chiếu nhỏ tới mức các nhà nghiên cứu không thể đo rõ ràng, theo New Scientist.

    WASP-104b có khối lượng tương đương sao Mộc và quỹ đạo quay gần ngôi sao chủ nên được xếp vào nhóm "sao Mộc nóng". Phần lớn các hành tinh sao Mộc nóng đều tối, chỉ phản chiếu tối đa khoảng 40% ánh sáng chiếu đến bề mặt. Tuy nhiên, WASP-104b là trường hợp đặc biệt.

    Hành tinh ở gần ngôi sao chủ tới mức chỉ mất 1,75 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Khoảng cách gần là yếu tố quan trọng tạo nên độ tối ấn tượng của WASP-104b, cho phép bức xạ từ sao chủ xuyên qua những đám mây của hành tinh, giải phóng kali và natri hấp thụ ánh sáng sao.

    Nhóm nghiên cứu chú ý đến WASP-104b lần đầu tiên năm 2014 trong dự án Tìm kiếm Hành tinh Góc rộng và kính viễn vọng vũ trụ Kepler sau đó hé lộ khả năng hấp thụ ánh sáng của nó. Các nhà thiên văn học cũng quan sát WASP-104b một cách gián tiếp khi nó đi qua phía trước và che khuất một phần ánh sáng của ngôi sao chủ nhiều lần. Quá trình lướt qua này hé lộ thông tin quan trọng về WASP-104b, bao gồm lượng ánh sáng mà nó hấp thụ.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hành tinh hấp thụ 99% ánh sáng Mặt Trời

Share This Page