11 Quốc gia vẫn xem Bitcoin là đồng tiền bất hợp pháp

Discussion in 'Thị trường' started by Robot Siêu Nhân, Apr 21, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 155)

    Mặc dù Bitcoin có thể được gọi là tiền tệ toàn cầu đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc sử dụng nó vẫn bị chính phủ cấm. Chính vì “cái nhìn” không cởi mở từ chính phủ các nước này – phần lớn là các nước ở thế giới thứ ba – sẽ khiến nền kinh tế ở các nước đó gặp khó khăn.


    [​IMG]

    *Thế giới thứ 3: chỉ những nước còn kém phát triển, phát triển chậm.

    11 quốc gia, nơi Bitcoin bị xem là tội phạm:

    Bitcoin không chỉ là đồng tiền mã hóa mà còn là một loại tiền tệ không biên giới và không phụ thuộc vào chính trị đầu tiên trong lịch sử. Đây được xem như bước phát triển tiếp theo của lịch sử tiền tệ.

    Các nút Bitcoin được rải đều trên khắp thế giới, tạo thành một mạng lưới phân cấp mà không có điểm trung tâm. Do đó không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thể can thiệp vào mạng lưới Bitcoin trên phạm vi toàn cầu.

    Theo dữ liệu từ Coin.dance, Bitcoin không bị hạn chế ở 107 trong tổng số 251 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. “Không bị hạn chế” có nghĩa là hành vi sử dụng Bitcoin được chính phủ xem là hợp pháp hoặc hiện tại chính phủ nước đó không có sự hạn chế rõ ràng đối với việc sử dụng các đồng tiền mã hóa nói chung.

    [​IMG]
    Bản đồ toàn cầu về mức độ cho phép tiền mã hóa hoạt động ở các nước.
    [​IMG]
    Thống kê tính hợp pháp của Bitcoin trên toàn thế giới.
    • Illegal: Bất hợp pháp
    • Legal: Hợp pháp
    • Neutral: Trung lập (Không cấm cũng không ủng hộ)
    • No Info: Không có thông tin
    • Restricted: Bị hạn chế

    Nếu nhìn gần hơn, chúng ta thấy rằng gần một nửa trong số các quốc gia cấm Bitcoin đều là Hồi giáo chẳng hạn như Qatar và Afghanistan. Bởi vì quan điểm về việc Bitcoin là halal (hợp pháp) hay haram (bất hợp pháp) vẫn còn là một mâu thuẫn khi dựa trên sơ sở tôn giáo.

    Nhưng liệu các chính sách này có thực sự được thi hành hay không lại là một câu hỏi khác.

    Ví dụ như Bangladesh, quốc gia (có lẽ là duy nhất) mà cảnh sát được quyền bắt giam người dùng Bitcoin. Tuy nhiên, tình trạng bất hợp pháp của Bitcoin ở hầu hết các nước này chỉ là một hình thức trên giấy tờ, trong một nỗ lực nhằm can thiệp sâu vào đời sống công dân ở nước họ.

    Tuy nhiên, dữ liệu từ LocalBitcoins cho thấy rằng tuy Bitcoin là bất hợp pháp tại Ma-rốc và Việt Nam, nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản người dân sử dụng, đầu tư vào chúng.

    [​IMG]

    Những quốc gia khác nằm trong danh sách cấm sử dụng Bitcoin cũng có lý do riêng của họ khi ban hành lệnh này. Ví dụ, Ecuador là quốc gia đầu tiên ra mắt đồng tiền mã hóa cho riêng mình vào năm 2014 và đó là lý do họ cấm việc sử dụng Bitcoin để tránh tình trạng cạnh tranh. Tuy nhiên, thật không may cho Ecuador là việc ra mắt đồng tiền số của họ dường như đã thất bại.

    Việc hạn chế đổi mới sẽ khiến quốc gia đó kém phát triển:

    Bất kể các quốc gia có theo Hồi giáo hay không thì vấn đề cơ bản vẫn giống nhau: các ngân hàng trung ương không muốn bị phá vỡ thế độc quyền tiền tệ.

    Thật không may cho các quốc gia này là họ vẫn chưa nhận ra rằng những chính sách như vậy là vô ích. Mặc dù thực sự Bitcoin có thể bị hạn chế, nhưng không thể dập tắt hoàn toàn – giống như internet. Đổi mới công nghệ luôn đi trước hành động của chính phủ và việc kiểm soát vốn sẽ dòng tiền đó chảy ra nước ngoài, khiến đất nước ngày càng lạc hậu.

    Hơn nữa, Bitcoin không giống như tiền giấy thông thường. Nó liên tục phát triển cùng với hệ sinh thái riêng của nó. Thực tế là mạng lưới Bitcoin bây giờ có thể được truy cập bằng cách sử dụng tất cả các loại thiết bị, từ điện thoại di động qua tin nhắn SMS đến vệ tinh cùng sự phát triển của các sàn giao dịch phân quyền.

    Giống như các quốc gia tiếp cận với Internet từ sớm (trong những năm thập niên 80 và 90) đã và đang thành những vùng đất màu mỡ cho các công ty như Apple, Microsoft, Cisco, Skype,… khiến họ ngày càng giàu có hơn.

    [​IMG]

    Các lệnh cấm Bitcoin sẽ khiến cho các quốc gia kể trên gặp nhiều bất lợi trong việc phát triển. Ví dụ, Afghanistan và Bangladesh là một trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới.

    Trong khi đó, không phải ngẫu nhiên mà những quốc gia giàu có như Thụy Sĩ, Singapore hay Nhật Bản chấp nhận kinh doanh tiền mã hóa. Họ thậm chí còn cạnh tranh với nhau để trở thành “trung tâm Blockchain” và “đất nước tiền mã hóa” bằng cách thu hút các công ty thông qua môi trường pháp lý thân thiện và thậm chí là còn hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp.

    Kinh doanh Bitcoin đem lại sự đổi mới, có nghĩa là sẽ có thêm dòng vốn và nguồn thuế từ đó, cũng như tạo ra việc làm và mức sống tốt hơn cho người dân ở quốc gia đó.


    Theo Bitcoinist
    Biên dịch bởi Blogtienao.com

    The post 11 Quốc gia vẫn xem Bitcoin là đồng tiền bất hợp pháp appeared first on Blogtienao.com.
    Nguồn: Blogtienao
     
  2. Facebook comment - 11 Quốc gia vẫn xem Bitcoin là đồng tiền bất hợp pháp

Share This Page