Những vật thể nhân tạo lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 26, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 119)

    Mir

    [​IMG]

    Trạm Mir bay qua khí quyển khi rơi xuống Trái Đất. Video: YouTube.


    Vật thể lớn nhất rơi trở lại Trái Đất trong lịch sử là trạm vũ trụ Mir của Nga đâm xuống nam Thái Bình Dương vào ngày 23/3/2001, theo IFL Science. Trạm nặng 130.000 kg, lớn hơn 15 lần so với trạm Thiên Cung 1. Mir là trạm vũ trụ lớn nhất bay quanh quỹ đạo Trái Đất trước khi trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được xây dựng vào thế kỷ 21. Trạm do Liên bang Xô Viết phóng năm 1986, được sử dụng để tiến hành nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm và phục vụ các hoạt động khác.

    [​IMG]

    Trạm Mir là vật thể nhân tạo lớn nhất bay quanh Trái Đất. Ảnh: NASA.

    Nga quyết định để trạm Mir rời khỏi quỹ đạo năm 2001 trong vụ rơi có kiểm soát, sử dụng tàu vũ trụ Progress ghép nối để hạ thấp quỹ đạo của trạm trong khí quyển. Trạm bốc cháy trong khí quyển và rơi xuống gần Fiji, cách xa khu dân cư và tàu thuyền.

    Tàu con thoi Columbia

    Vào ngày 1/2/2003, tàu con thoi Columbia của NASA vỡ tan trong quá trình rơi trở lại, giết chết phi hành đoàn 7 người trên tàu. Với khối lượng 74.000 kg, con tàu là vật thể nhân tạo lớn thứ hai bị vỡ trong lúc rơi xuống Trái Đất. Các mảnh vỡ phân tán dọc dải đất từ đông Texas đến tây Louisiana và tây nam Arkansas nhưng không gây thương tích hay tử vong.

    Skylab

    [​IMG]

    Trạm Skylab rơi mất kiểm soát năm 1979. Ảnh: NASA.

    Skylab là trạm vũ trụ đầu tiên của NASA, phóng cùng tên lửa Saturn V năm 1973. Trạm nặng 77.000 kg, lớn gấp 9 lần trạm Thiên Cung 1 và có không gian tương đương một ngôi nhà ba phòng ngủ. Skylab rơi mất kiểm soát trong khí quyển vào ngày 11/7/1979. Phần lớn trạm bị vỡ nhưng một số mảnh vụn rơi xuống thị trấn Shire of Esperance ở Western Australia.

    Salyut 6

    Một trạm vũ trụ khác của Liên bang Xô Viết là Salyut 6 rơi có kiểm soát xuống Trái Đất vào ngày 29/7/1982 và bốc cháy trong khí quyển. Trạm bay quanh quỹ đạo gần 5 năm sau khi phóng năm 1977. Nặng 19.000 kg, trạm Salyut 6 từng chào đón 5 phi hành đoàn trong thời gian hoạt động.

    Salyut 7

    [​IMG]

    Salyut 7 ghép nối với một tàu vũ trụ Soyuz năm 1971. Ảnh: Wikipedia.

    Trạm vũ trụ Salyut 7 của Liên bang Xô Viết bay lên vũ trụ vào tháng 4/1982 và được 12 phi hành đoàn ghé thăm trong thời gian hoạt động. Trạm gặp phải một số vấn đề như mất nguồn điện nhưng vẫn hoạt động tốt. Trọng lượng của Salyut 7 là 19.000 kg, lớn hơn gấp đôi trạm Thiên Cung 1.

    Tuy nhiên, trạm bị giảm độ cao do hoạt động gia tăng của Mặt Trời. Năm 1986, phần lớn trang thiết bị trên trạm được chuyển sang trạm Mir. Trạm rơi xuống Trái Đất vào ngày 7/2/1991. Kế hoạch ban đầu là để trạm rơi xuống Thái Bình Dương, nhưng trạm bốc cháy và tạo ra cơn mưa mảnh vụn phía trên thị trấn Capitán Bermúdez ở đông Argentina.

    Almaz-T2 (Kosmos 1870)

    Vệ tinh Almaz-T2 của Liên bang Xô Viết được phóng vào ngày 25/7/1987. Vệ tinh chuyên cung cấp ảnh chụp bằng radar và được xem như vệ tinh radar thương mại đầu tiên trên thế giới, hoạt động trên quỹ đạo cách Trái Đất 250 km và nặng 18.000 kg. Almaz-T2 rời quỹ đạo vào ngày 30/7/1989.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những vật thể nhân tạo lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất

Share This Page