Sao phải ôm khư khư cái trinh tiết?

Discussion in 'Tình yêu - Gia đình - Giới tính' started by bboy_nonoyes, Mar 26, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 385)

    Gửi em Thu Quỳnh!
    Hôm qua tình cờ đọc được mấy lời tâm sự của em trong bài viết a>, chị chợt giật mình không biết em có phải là cô em gái khờ ngoài đời của chị hay không vì câu chuyện em kể thật giống chị em nhà chị. Nhưng dù em là ai, chị cũng muốn nói đôi lời cùng em với tư cách của những người đàn bà.

    Bài liên quan: Sống thử chọn chồng
    Sống thử chán chê, anh không chịu cưới
    Đang sống thử, bạn gái vẫn đi hẹn hò
    Anh đã sống thử trong thế giới của riêng em
    Bỏ người từng sống thử vì tiền?
    Không ít lần ra đường, chị thấy vài người vỗ ngực tự cao tự đại mình là người sống nghiêm túc, mẫu mực giữ gìn trinh tiết. Họ ngồi đầu xóm, cuối phường mà bàn tán về cô này sống thử với thằng kia, cô nọ yêu đương chán chê mới lấy chồng. Nhưng rồi chính những người đó lại khóc dở, mếu dở khi lấy phải gã chồng không ra gì. Những lúc như vậy chị không biết nên thương hại hay nên cười khinh cho sự khờ khạo đến ngu ngốc của họ. Cái trinh tiết ấy liệu có đáng quý bằng cả cuộc đời sống hạnh phúc hay không? Ôm khư khư cái màng trinh để rồi lấy phải thằng chồng đểu thì cái trong trắng ấy quả thật quá phí hoài.
    Người ta bảo chị may mắn khi lấy được chồng tốt. Lí do họ cho chị là may mắn bởi lẽ chị không còn trong trắng, thậm chí đã chung sống với nhiều người mà cuối cùng vẫn lấy được chồng tài giỏi, yêu thương hết mực. Vậy em có nghĩ chị may mắn không? Chồng không phải là thứ đánh rơi, đánh vãi ở ngoài đường để rồi vô tình nhặt được. Để lựa chọn được người chồng là cả một quá trình, cả một sự cân nhắc và quyết định, mà những thứ đó đều do chị, vậy may mắn nỗi gì?
    [​IMG]
    Sống thử là có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn là vội vàng cưới rồi ly hôn (Ảnh minh họa)
    Chị chẳng việc gì phải che giấu chuyện mình sống thử. Xét cho cùng chị thấy mình tử tế và sống có trách nhiệm hơn nhiều so với những cô gái vỗ ngực mình trong trắng, trinh nguyên. Này nhé, để chị nói em nghe. Khi yêu và xác định tiến tới hôn nhân thì thử hỏi mấy ai là không khao khát gần gũi cả về tâm hồn và thể xác? Họ không dám quan hệ tình dục, không dám sống thử trước hôn nhân là vì sao? Là vì họ nghĩ cho cái sĩ diện của họ chứ không phải trong lòng không muốn. Thế rồi vì khư khư bảo vệ danh dự, trinh tiết của mình, họ không may lấy phải một thằng chồng không ra gì. Họ không chịu đựng được nữa và li hôn. Ở đời này, như các cụ vẫn nói đấy “chẳng ai màng dùi đục đi hỏi vợ”, vì khi yêu gã nào chả phô ra cái tốt đẹp nhất, cái hào nhoáng nhất để chinh phục. Nhưng phải sống cùng nhau, phải tối ngày va chạm mới biết được gã đó có đáng mặt làm chồng hay không. Thế nên mới có cảnh yêu thì thấy anh ta như bậc chính nhân quân tử nhưng lấy về được năm bữa nửa tháng mới vỡ mộng vì hắn quá đểu cáng. Khi ấy ly hôn làm khổ những đứa con, khổ cả gia đình, bố mẹ và tương lai của bản thân cũng vì thế mà tối tăm hơn. Vậy là suy ra ban đầu vì sĩ diện của họ mà cuối cùng làm khổ bao nhiêu người, tính ra thì ai vô trách nhiệm hơn, không tử tế hơn?
    Chuyện vợ chồng để sống với nhau đầu bạc răng long không phải phụ thuộc vào tính cách đâu mà cái chuyện tế nhị ấy cũng phải hòa hợp. Đó là lí do mà khối người méo mặt vì chồng tử tế đấy, tốt đấy nhưng lại là người yếu sinh lí, lấy nhau về chỉ biết đêm đêm ôm gối vò võ một mình. Giá mà trước đó, họ sống thử cùng nhau thì có phải không đến nỗi ràng buộc nhau bằng nỗi đau như thế không.
    Chị cho rằng không sống thử mà kết hôn luôn chính là cách biến cuộc hôn nhân chính thức đó trở thành tập dượt. Vì nếu vội vã lấy nhau, lấy về phát hiện không hợp rồi bỏ nhau thì há chẳng phải cuộc hôn nhân đó cũng chẳng khác gì những đôi sống thử thấy không hợp thì chia tay. Chỉ khác là sống thử chỉ liên quan đến hai người họ, còn khi đã kết hôn, việc chia tay là sự cắt đứt của hai bên gia đình, họ hàng, họ đã vô hình chung lôi tất cả những người thân yêu vào một cuộc dạo chơi vô nghĩa lí. Xét về cái lợi, cái hại ở tình huống này, hẳn em thấy rõ cái nào hơn.
    [​IMG]
    Sống thử để tìm ra người chồng tốt là điều nên làm? (Ảnh minh họa)
    Chồng chị là người thứ 3 chị sống cùng. Trước anh ấy, chị đã từng yêu và ở cùng hai người đàn ông khác. Một trong số họ là chị không thấy chấp nhận được, còn một là họ thấy chị không xứng đáng. Chị rất thoải mái chia tay hai cuộc tình đó. Nó giống như chúng ta chơi một cuộc chơi và phải tuân thủ luật chơi. Chuyện đó diễn ra êm thấm, chẳng ai hay biết. Rồi chị gặp chồng chị bây giờ. Anh ấy cũng không chấp nhặt chuyện quá khứ vì đã không còn trong trắng thì là với một người, hai người hay nhiều hơn thế thì cũng như nhau mà thôi. Điều đáng nói là với những cuộc tình đó chị đều nghiêm túc, xác định tìm hiểu để tiến tới hôn nhân chứ không phải chơi bời, qua đường. Chị cũng không bao giờ có hai người cùng một lúc. Bởi thế, anh ấy coi tất cả những chuyện đó là quá khứ và tương lai là anh chị xác định tới với nhau.
    Sống thử cùng nhau 3 năm chị mới cưới. Giờ cũng đã có với nhau 2 mặt con, vợ chồng sống hạnh phúc, gia đình hai bên mãn nguyện. Anh ấy có những tật xấu và chị cũng vậy nhưng vì đã qua khoảng thời gian sống thử , hiểu tính nhau nên anh chị không bị sốc trước thói quen đó khi kết hôn và học được cách thích nghi. Chị cho rằng, thà yêu và sống thử với nhiều người để chọn ra một người chồng còn hơn là vội vã cưới để rồi phải qua nhiều đời chồng. Với chị, sống thử có thể nhiều nhưng chồng và hôn nhân chỉ có một.
    Bởi vậy, chị thành thực khuyên em nên sống thử vì điều đó thể hiện trách nhiệm của em với tương lai, với gia đình và bố mẹ. Đừng để chỉ yêu đương đơn thuần, không hiểu hết tính cách của nhau rồi ly hôn sau khi cưới là có lỗi với rất nhiều người đấy em ạ!
    Độc giả: Đỗ Huyền Thương (Hải Phòng)
    Xem thêm chủ đề: song thu, hon nhan, voi vang, ly hon, vo chong, hoa hop, xung dang, ich ki, danh du, tinh yeu gioi tinh, bao phu nu
    Nguồn EVA.VN
     
  2. Facebook comment - Sao phải ôm khư khư cái trinh tiết?

Share This Page