10 bài học từ vận động viên thể thao dành cho startup

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Mar 1, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 177)

    Đặt mục tiêu từ nhỏ đến lớn

    Trước khi tham dự một sự kiện thể theo lớn như Olympic, các vận động viên phải trải qua nhiều cuộc thi nhỏ nhằm chứng minh năng lực và rèn luyện bản thân.

    Tương tự khi startup muốn vươn ra và phát triển tại thị trường lớn, trước đó, ban lãnh đạo công ty cần có thời gian để chuẩn bị và hoàn thiện cho sản phẩm.

    Điều này đặc biệt đúng với khối ngành công nghệ, vốn là lĩnh vực thu hút startup và nhiều cạnh tranh. Theo đó, các công ty khởi nghiệp cần trải nghiệm sản phẩm tại những thị trường nhỏ trước khi chính thức bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu với các ông lớn.

    Chuẩn bị kỹ kế hoạch

    Mỗi vận động viên được lựa chọn tham dự Olympic đều có một lịch trình được tạo riêng để đạt tinh thần và thể chất tốt nhất trước ngày thi đấu. Theo đó, lịch trình không chỉ gồm những ngày luyện tập mà còn có thời gian nghỉ, chế độ dinh dưỡng… Nhiệm vụ của các vận động viên là theo sát kế hoạch, đây là điều tất yếu để hoàn thành mục tiêu lớn đề ra.

    Với startup, các nhà sáng lập cần chiến lược hoạt động lâu dài chi tiết nhất cho khởi nghiệp. Việc này nhằm đảm bảo tạo sự nhất quán và tính kế thừa cho công ty.

    [​IMG]

    Bám sát kế hoạch, chăm chỉ làm việc, cách điều chỉnh cảm xúc... là những thói quen của vận động viên thể thao startup có thể học.

    Cam kết và cống hiến

    Nếu đội ngũ nhân viên không có sự cam kết với công việc, kế hoạch dù tốt đến đâu cũng khó thực hiện. Cam kết và cống hiến là hai yếu tố khiến công ty phát triển mạnh, giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc hàng ngày để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    Tuy nhiên sự cam kết và cống hiến chỉ xuất hiện khi nhân viên có niềm đam mê với công việc. Điều này giống với những vận động viên thể thao. Nỗ lực vượt qua các bài tập thể lực và nỗi đau chấn thương được hình thành từ tình yêu với môn thể thao họ theo đuổi.

    Nỗ lực không ngừng

    Khi lên kế hoạch đạt thành tựu lớn, người vận động viên thường đã xác định lộ trình luyện tập. Trở thành vận động viên Olympic không phải là cơ hội ngẫu nhiên, đó là nỗ lực của hàng năm trời phấn đấu không ngừng.

    Đối với startup cũng vậy, nỗ lực chăm chỉ, kiên định với con đường lựa chọn sẽ giúp công ty gặt hái nhiều thành công đáng ghi nhận.

    Tinh thần làm việc nhóm

    Một cá nhân xuất sắc nhưng chỉ quan tâm đến phát triển bản thân sẽ khó khiến công ty gặt hái thành tích cao.

    Để đạt nhiều thành công, đơn vị khởi sự cần để nhân viên phát triển tinh thần làm việc nhóm. Tuy nhiên các nhân viên cần cùng hướng đến mục tiêu lớn chung thay vì chỉ nghĩ đến cách hoàn thành tốt công việc cá nhân.

    Không làm việc theo cảm hứng

    Trong thể thao, cảm hứng là yếu tố cần có. Tuy nhiên các vận động viên chuyên nghiệp lại không thi đấu chỉ vì cảm hứng. Điều thúc đẩy họ tiến bước trước mỗi cuộc đua lớn là kinh nghiệm và sự rèn luyện thu được trong thời gian dài.

    Tương tự, startup không thể làm việc chỉ vì muốn. Để duy trì công việc hiệu quả, nhà sáng lập cần có những chính sách tích cực khuyến khích nhân viên, tạo động lực làm việc mỗi ngày.

    Không sợ thất bại

    Hầu hết các vận động viên đều trải qua ít nhất một lần thất bại và điều tạo nên những vận động viên xuất sắc chính là không sợ thất bại. Trong thể thao, thất bại là việc không mong muốn. Tuy nhiên xét về lâu dài, thất bại sẽ tạo nên động lực phát triển để vận động viên gặt hái những thành tựu lớn.

    Tương tự như vậy, startup trở nên xuất sắc nếu luôn chăm chỉ làm việc và không gục ngã.

    Liên tục trau dồi và cải thiện

    Các vận động viên Olympic không nghỉ ngơi quá lâu sau mùa giải thi đấu căng thẳng. Hơn ai hết họ hiểu rằng sự thành công sẽ không đến nếu kỹ năng không được thường xuyên trau dồi.

    Tương tự, nếu startup chủ quan sau chiến thắng thì việc đạt được những thành tựu lớn hơn sẽ trở nên xa vời.

    Kiềm chế cảm xúc

    Hành động theo cảm xúc đôi khi là điểm bất lợi cho các vận động viên trong cuộc thi đấu thể thao. Điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh cuộc sống như kinh doanh, hoạt động sinh hoạt. Vì vậy học kiềm chế cảm xúc là điều quan trọng không chỉ với các vận động viên mà còn với doanh nhân, nhà khởi nghiệp…

    Sự công bằng

    Công bằng là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất trong mọi cuộc cạnh tranh, và là yếu tố tiên quyết trong việc tạo dựng mối quan hệ kinh doanh.

    Do đó, việc trung thực, minh bạch và tích cực với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty của bạn tạo hình ảnh tốt, phát triển niềm tin với khách hàng.

    Lạc Thảo (Theo e27)

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - 10 bài học từ vận động viên thể thao dành cho startup

Share This Page