Cả bệnh viện đi làm ngày Tết để ‘chia việc’ với khoa cấp cứu

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Feb 14, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 205)

    Dịp Tết, bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai thường tăng đột biến do cấp cứu, tuyến dưới chuyển lên, bệnh mãn tính nặng thành cấp tính...

    Vì thế, để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân, tránh quá tải tại khu vực cấp cứu, nhiều khoa phòng như Thận nhân tạo, Cấp cứu... các y bác sĩ đi làm gần như 100%. Các khoa còn lại, kể cả khoa Khám bệnh đều tổ chức khám tại khoa như bình thường để “chia lửa” với khoa Cấp cứu.

    [​IMG]

    Các bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai những ngày giáp Tết Mậu Tuất. Ảnh: N.P.

    Khoa Cấp cứu mở thêm các phòng khám cấp cứu; khoa Khám bệnh bố trí thêm bốn ê kíp khám với 10 giường điều trị ban ngày. Các bộ phận hành chính, tài chính làm thủ tục ký giấy ra viện trong những ngày Tết vẫn hoạt động bình thường.

    “Có Tết chỉ trong một ngày khoa Cấp cứu tiếp nhận 400 bệnh nhân. Đó là sự quá tải khủng khiếp, có lúc tưởng như vỡ trận. Vì thế, toàn viện đều đi làm trong những ngày Tết để giảm tải cho khoa Cấp cứu”, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.

    Dự kiến có khoảng 1.200 bệnh nhân phải ở lại viện ăn Tết. Toàn bộ bệnh nhân được miễn phí suất ăn trong 4 ngày Tết.

    Theo tiến sĩ Nguyễn Đạt Anh, Trưởng khoa Cấp cứu, khoa đã được trang bị thêm máy móc đặc biệt như máy thở giúp giải quyết được bệnh nhân trong dịp Tết. Những ngày qua mới cận Tết bệnh nhân đã quá đông, không còn giường trống. Ngày 13/2 (28 Tết) có 13 ca nặng nhập viện và không ca nào có khả năng chuyển ngược lại tuyến dưới.

    Để đảm bảo y tế trong dịp tết Nguyên đán, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện, các Sở Y tế bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh phục vụ người bệnh. Các đơn vị bố trí trực theo 4 cấp, gồm trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ.

    Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế không được từ chối hoặc chậm trễ tiếp nhận bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu. Những trường hợp không đúng tuyến cần xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới chuyển đi tuyến điều trị phù hợp.

    Đặc, Bộ trưởng cũng lưu ý các bệnh viện đối phó với dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra; đặc biệt là các bệnh viêm phổi cấp, đột quỵ ở người già, bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc cũng tổ chức các điểm trực bán thuốc 24/24 giờ.

    Nam Phương

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cả bệnh viện đi làm ngày Tết để ‘chia việc’ với khoa cấp cứu

Share This Page