Máy chụp MRI đoạt mạng người đàn ông Ấn Độ như thế nào?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 30, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 150)

    Người đàn ông Ấn Độ bị máy chụp MRI hút chặt dẫn đến tử vong do mang bình oxy kim loại vào phòng chụp.

    Rajesh Maru tử vong sau khi bị hút vào máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Maru tới thăm họ hàng ở một bệnh viện tại Mumbai, Ấn Độ và được nhờ cầm một bình đựng oxy kim loại. Anh vào phòng chụp cộng hưởng từ sau khi nhân viên bệnh viện báo đã tắt máy, nhưng nam châm cực mạnh ở máy vẫn hoạt động và hút bình oxy trong tay Maru, Live Science hôm qua đưa tin.

    Người đàn ông có thể chết do hút oxy lỏng từ bình đựng bị phá hủy. Cảnh sát cũng cho biết họ đã bắt hai nhân viên bệnh viện liên quan đến cái chết của Maru vì tội tắc trách.

    [​IMG]
    Rajesh Maru thiệt mạng do mang bình oxy kim loại vào phòng chụp MRI. (Ảnh: Strait Times).

    Chụp ảnh bằng máy MRI khá an toàn đối với mô người, nhưng việc để kim loại gần máy có thể gây chết người. Đó là do máy MRI hoạt động bằng cách sử dụng những nam châm lớn để tạo ra từ trường mạnh gấp 1.000 lần từ trường của nam châm tủ lạnh thông thường. Từ trường này sắp thẳng hàng các proton tích điện dương trong nhân nguyên tử hydro ở mô mềm của cơ thể. Có rất nhiều nguyên tử hydro trong mô mềm, bởi mô mềm chứa nhiều nước (H2O). Da người có 64% là nước trong khi tỷ lệ ở phổi là 83%, theo một bài báo xuất bản năm 1945 trên Tạp chí Hóa sinh học.

    Không chỉ sắp thẳng hàng proton, máy chụp MRI còn sử dụng sóng vô tuyến để biến đổi từ trường, khiến proton đổi chiều theo. Say khi tắt từ trường, proton quay về hướng thông thường, sản sinh tín hiệu vô tuyến mà máy chụp MRI có thể đo được. Tốc độ proton trở lại trạng thái bình thường khác nhau tùy theo mẫu mô, do đó tín hiệu vô tuyến tạo ra ảnh chụp khác nhau của cơ bắp, nội tạng và các cấu trúc khác.

    Từ trường mạnh của máy chụp MRI có thể rất nguy hiểm nếu có đồ vật bằng kim loại trong phòng trong lúc máy đang bật, bởi nam châm có thể hút kim loại về phía nó. Bệnh nhân phải tháo bỏ tất cả đồ vật kim loại trên người trước khi vào chụp. Những người cấy ghép bộ phận bằng kim loại chưa tháo không thể chụp cộng hưởng từ.

    Đôi khi, các đồ vật bằng kim loại mang vào phòng trong lúc chụp gây tai nạn nghiêm trọng. Năm 2014, một kỹ thuật viên tại bệnh viện khác ở Mumbai mắc kẹt 4 tiếng trong máy chụp MRI sau khi bị kẹp giữa một y tá mang bình chứa oxy và cỗ máy. Người kỹ thuật viên bị cắt tuần hoàn máu từ thắt lưng trở xuống và liệt tạm thời. Anh cũng bị tổn thương nội tạng và chảy máu trong. Năm 2001, một bé trai 6 tuổi tên Michael Colombini chết ở Westchester, New York, Mỹ, sau khi bị bình oxy đập vào đầu trong buổi chụp MRI để khám khối u não.

    Tai nạn phổ biến nhất với máy chụp MRI là bỏng, theo báo cáo năm 2018 của tổ chức phi lợi nhuận The Joint Commission. Khi kim loại còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân hoặc hình xăm chứa mực kim loại không được chú ý, từ trường sinh ra từ máy chụp MRI có thể tạo ra dòng điện trong kim loại đó, làm bỏng mô xung quanh.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Máy chụp MRI đoạt mạng người đàn ông Ấn Độ như thế nào?

Share This Page