Dự án quản lý tài sản trực tuyến nhận vốn đầu tư 82 triệu USD

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Jan 26, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 182)

    Ra đời từ cuối năm 2015, nền tảng quản lý tài sản trực tuyến Folio phát triển với mô hình đầu tư cổ phiếu theo chủ đề và dịch vụ robot tư vấn. Sản phẩm hướng đến đối tượng là những bà nội trợ và người không biết nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính, sẽ có cơ hội sử dụng tiền của mình để đầu tư nhờ tận dụng sức mạnh công nghệ.

    Công ty khởi nghiệp Nhật Bản Folio do Shinichiro Kai sáng lập và điều hành đã nhận được 7 tỷ yên (khoảng 63 triệu USD) tiền đầu tư trong đợt kêu gọi vốn lần 2 vào đầu năm 2018. Trước đó, vào năm 2017, công ty cũng gọi vốn thành công gần 19 triệu USD. Những nhà rót vốn gồm có "người khổng lồ" trong lĩnh vực tin nhắn của Nhật Bản là tập đoàn Line với 71 triệu lượt sử dụng hàng tháng, tập đoàn tài chính đa quốc gia của Mỹ Goldman Sachs và các quỹ đầu tư tên tuổi như Dentsu Ventures, Mitsui & Co., SMBC Venture Capital, DCM Ventures và Draper Nexus Ventures.

    Tiền đầu tư sẽ được sử dụng cho chi phí maketing và nhân sự trong quá trình phát triển sản phẩm, dự kiến sẽ ra mắt vào quý I/2018.

    [​IMG]

    Shinichiro Kai, nhà sáng lập và điều hành Folio. Ảnh: Folio.

    Từng là nhân viên tại tập đoàn tài chính Goldman Sachs, Kai vẫn băn khoăn làm thế nào để những người không biết gì về lĩnh vực này có thể tiếp cận dễ dàng với hình thức đầu tư và quản lý tài sản hiệu quả hơn. “Thực sự tôi phát triển nền tảng này dựa trên một nguyên tắc duy nhất: sự đơn giản”, Kai chia sẻ. Để cho ra đời sản phẩm, Kai đã quyết định nghỉ việc tại tập đoàn với mức lương cao để chuyên tâm vào nghiên cứu công nghệ và thử nghiệm liên tục trong suốt 3 năm trời, bằng chính tiền tiết kiệm của mình.

    Người sử dụng Folio có thể đầu tư qua việc chọn lựa cố phiếu liên quan đến chủ đề mình thích và đưa vào giỏ hàng. Chủ đề có thể là những vấn đề đang nổi như Internet vạn vật - IoT hay những lĩnh vực đời thường, gần gũi hơn như người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên… nếu người đó là gương mặt đại diện quảng cáo cho công ty phát hành cổ phiếu. Với người dùng có kỹ năng hơn sẽ được phép thay đổi tỷ lệ mua của cổ phiếu. Nền tảng này còn giúp chọn ra cổ phiếu có tiềm năng tăng giá trị thông qua thuật toán riêng, dựa trên phân tích dữ liệu hiệu suất của từng công ty.

    Vị CEO chia sẻ: "60% là thuật toán, còn 40% còn lại phụ thuộc vào yếu tố con người, bởi quyết định cuối vẫn là người sử dụng". Folio có khả năng tạo ra nhiều chủ đề từ những xu hướng tài chính đang hấp dẫn trên thị trường, cũng như mời gọi sự tham gia của người dùng.

    [​IMG]

    Giao diện ứng dụng Folio. Ảnh: Folio.

    Một tính năng hấp dẫn khác của nền tảng này là robot tư vấn. Theo nhà sáng lập, robot sẽ đưa ra lời khuyên quản lý tài sản hữu hiệu với cấp độ của một chuyên gia đầu tư, suy xét việc đem lợi nhuận cao mà lại ít rủi ro cho người dùng.

    "Tôi nghĩ phương pháp giúp đầu tư dễ dàng hơn là rất quan trọng, nhưng mọi người không thể tăng vốn hiểu biết hay sự nhạy bén về tài chính mà không có đam mê. Chúng tôi định hướng là công ty chứng khoán cho phép người dùng học hỏi kiến thức tài chính trong khi tận hưởng việc đầu tư, hơn là tự động hóa hoàn toàn", Kai chia sẻ.

    Ngay sau khi hoàn thiện ý tưởng và xây dựng nền tảng công nghệ, chàng trai này đã liên tục tìm đến các cuộc thi tranh tài dự án khởi nghiệp tại Nhật để kêu gọi vốn đầu tư cho việc ra mắt sản phẩm hoàn thiện. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và trình bày thuyết phục, dự án đã nhận được số vốn đầu tư lên đến 82 triệu USD. Theo Nikkei đánh giá, đây là công ty khởi nghiệp đầu tiên bước vào thị trường giao dịch chứng khoán trực tuyến Nhật Bản trong vòng một thập kỷ qua.

    Bắt tay cùng công ty Line, Folio dự kiến đưa thêm vào sản phẩm các tính năng dựa trên máy học và các công nghệ mới nổi khác.

    Y Vân (Theo The Bridge)

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Dự án quản lý tài sản trực tuyến nhận vốn đầu tư 82 triệu USD

Share This Page