Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 435)

    Theo Đông y, bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng được phân làm 3 thể với các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.
    1. Thể can khí phạm vị (khí trệ)
    Có các triệu chứng chủ yếu như đau và đầy tức vùng thượng vị, đau lan ra hai bên hông sườn, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng.
    Cách trị là làm điều hòa can vị, làm thông khí để giảm đau, làm hết đau.
    Bài thuốc Nam thường dùng
    - Hương phụ (củ cỏ gấu chế) 10g, chỉ xác 10g, trần bì (vỏ quýt khô) 8g, mộc hương 4g, chi tử (quả dành dành) 8g, hạt đậu ván (sao chín) 12g.
    Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
    - Hoa cúc dại (dã cúc hoa) 30g, hoa dâm bụt trắng 10g. Hai thứ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, chia làm 2-3 phần. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một phần thuốc, hãm với 200 ml nước sôi khoảng 10 phút, uống trước bữa ăn.
    [​IMG]
    Hoa dâm bụt trắng có thể trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
    Món ăn thích hợp
    - Canh thịt nạc heo nấu hoa cúc trắng
    Nguyên liệu: Thịt nạc 250g, hoa cúc trắng 12g, táo tàu 4 trái.
    Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ, các vị thuốc rửa sạch, tất cả bỏ vào nồi, đổ nước hầm trong 1 tiếng rưỡi. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
    - Gà hầm sâm
    Nguyên liệu: Thịt gà 100g, đảng sâm 10 - 20g, hoài sơn 20 - 30g, gừng 3 miếng.
    Cách làm: Thịt gà bỏ mỡ, cắt nhỏ. Đảng sâm, gừng, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm khoảng 90 phút, nêm nếm gia vị. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
    2. Thể tỳ vị hư hàn
    Có các triệu chứng chủ yếu như: Đau âm ỉ vùng thượng vị, đau nhiều về đêm hoặc khi trời lạnh (nếu xoa ấm hoặc chườm nóng sẽ giảm đau). Người mệt yếu, tay chân mát lạnh, sắc mặt tái xanh, đi cầu phân lỏng, lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trắng.
    Cách trị là làm ấm tỳ vị, làm mạnh tỳ vị và trừ hàn.
    Bài thuốc Nam thường dùng
    - Rễ cây đinh lăng 12g, đậu ván (sao) 12g, sa nhân 8g, hậu phát 8g, mộc hương 4g, trần bì 6g, gừng (nướng) 4g, hạt sen (sao) 10g.
    Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
    - Bột nghệ - riềng: 3-5g bột nghệ (hoặc 20-30g củ nghệ xắt lát mỏng), 5g bột củ riềng (hoặc 15g củ riềng tươi xắt lát mỏng), 5 ml giấm nuôi, 2g đường phèn, 10ml nước đun chín để nguội, quấy đều, uống trước và sau lúc ăn.
    Món ăn thích hợp
    - Cháo lách heo, đảng sâm
    Nguyên liệu: Lá lách heo 150g, đảng sâm 15g, vỏ quýt 6g, gạo tẻ 50g, gừng 3 miếng, hành 5 cây.
    Rửa sạch lách heo, cắt nhỏ; hành, vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái sợi. Cho gạo, đảng sâm vào nấu, khi sôi cho vỏ quýt vào, nấu nhỏ lửa, khi gạo đã nhừ cho lách heo, gừng, hành vào, sôi một lát, nêm gia vị vừa ăn.
    Canh lươn nấu đảng sâm
    Nguyên liệu: Lươn 1 con to, đảng sâm 15g, vỏ quýt 15g, táo tàu đỏ 5 trái, mấy lát gừng.
    Cách làm: Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc. Đảng sâm, táo tàu bỏ hột. Vỏ quýt rửa sạch cho vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi rồi nhỏ lửa hầm các nguyên liệu hơn 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn.
    Bao tử heo nấu sa nhân (hạt ré)
    Nguyên liệu: Bao tử heo 300g, sa nhân 10g, ớt, tiêu bột, hành, gừng.
    Cách làm: Lộn bao tử heo ra, rửa thật sạch, sa nhân rửa sạch giã nát, gừng thái mỏng. Cho sa nhân vào trong bao tử heo. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu phi hành cho thơm, cho bao tử heo vào rồi cho nước vào nấu các nguyên liệu đến khi bao tử chín mềm là được. Rắc tiêu, ớt, hành, rồi bắc chảo xuống, lấy bã sa nhân ra, bao tử thái miếng nhỏ để dùng. Ăn nóng vào lúc đói bụng.
    Canh cá diếc, đậu khấu
    Nguyên liệu: Cá diếc 1 con, bạch đậu khấu 6g, vỏ quýt 3g, hồ tiêu 3g, gừng 4 miếng.
    Cách làm: Cá bỏ ruột, làm sạch; đậu khấu rửa sạch, giã nát, rồi nhét vào bụng cá. Cho vào nồi cùng vỏ quýt, tiêu, gừng, gia vị.
    Thêm nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa hầm khoảng 1 giờ. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
    Cháo đảng sâm, hoàng kỳ, ý dĩ
    Nguyên liệu: Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 20g, ý dĩ 60g, táo tàu đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.
    Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị trên đã rửa sạch, nấu thành cháo. Dùng ăn nóng vào luc đói bụng.
    3. Thể ứ huyết
    Đây là trường hợp có xuất huyết, nôn ra máu hoặc đi cầu ra phân đen, vùng bụng trên đau nhói như bị đâm, ấn vào càng đau nhiều, cơn đau lan lên vùng ngực ra sau lưng, vã nhiều mồ hôi.
    Cách trị là làm hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, hòa vị
    Bài thuốc Nam sử dụng
    - Bột sừng trâu (mài để lấy bột) 4-6g, rễ cây bông trang đỏ 8g, a giao 12g (gói riêng, khi nào thuốc sắc gần được mới cho vào), cỏ mực (cỏ nhọ nồi – sao đen) 8g, kinh giới (sao đen) 6g, hương phụ (chế) 8g, đậu ván (sao) 12g.
    Nấu với 750ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống lúc đau.
    - Lá trắc bá (sao đen) 12g, cỏ mực (sao cháy đen) 12g, lá cây mần tưới (sao vàng) 4g, hương phụ (chế) 8g, hoa hòe (sao đen) 8g, hoài sơn (sao) 12g, gạo nếp (sao) 20g.
    Nấu với 750 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống vào lúc đau.
    Món ăn thích hợp
    - Cháo sâm, giao, củ sen
    Nguyên liệu: Đảng sâm 12g, a giao 20g, củ sen 80g, ý dĩ 60g, táo đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.
    Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị thuốc trên đã rửa sạch, nấu cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
    Lương y Đinh Công Bảy
    Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Share This Page