Xác tê giác cổ đại còn nguyên lông và sừng sau 34.000 năm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 22, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 161)

    [​IMG]

    Xác tê giác lông mượt con 34.000 năm tuổi được khai quật từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Yakutia , Siberia, vào năm 2014 và mang tên Sasha theo tên người đàn ông phát hiện ra nó, theo Siberia Times. Loài động vật có vú cổ đại này đang được trưng bày tại Moscow, Nga, sau khi quá trình ướp chất thơm hé lộ diện mạo thực sự của nó dưới thời Đồ đá cũ.

    Các nhà khoa học nghiên cứu xác Sasha đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Đầu tiên là màu sắc những cuộn lông dày của nó, được mô tả có màu hung đỏ theo lời một chuyên gia. Màu lông này rõ ràng rất khác biệt với màu xám đen của những con tê giác trắng ngày nay ở châu Phi. Lúc đầu khi tìm thấy xác tê giác lông mượt, các nhà khoa học cho rằng lông của nó màu xám nhạt. Nhưng sau khi làm sạch mẫu vật, họ nhận ra đó là màu lông khác hẳn nhận định ban đầu.

    [​IMG]

    Xác ướp của tê giác lông mượt con Sasha được trưng bày ở Moscow. Ảnh: Anastasia Loginova.

    Một bất ngờ khác là kích thước của Sasha. Con tê giác non này khoảng 7 tháng tuổi khi chết, theo kết quả phân tích bộ răng. Kích thước của nó tương đương một con tê giác hiện đại 18 tháng tuổi. Nói cách khác, loài tê giác đã tuyệt chủng ở Siberia lớn hơn nhiều so với tê giác còn sống ngày nay. Gốc sừng mới nhú của nó cũng có thể nhìn rõ.

    Các nhà nghiên cứu chưa biết xác tê giác thuộc giống đực hay giống cái do các cơ quan nội tạng của con vật không còn tồn tại. Trong tiếng Nga, Sasha là tên gọi dùng cho cả nam và nữ.

    "Nhờ phát hiện này, chúng tôi có thể tìm hiểu về loài tê giác lông mượt có cơ thể bao phủ lớp lông dày. Trước đây, chúng tôi chỉ có thể đánh giá loài vật qua những bức vẽ trên đá tìm thấy ở Pháp. Hiện nay, qua lớp lông dày và cơ thể bên dưới, chúng tôi có thể kết luận loài tê giác này thích nghi đầy đủ với thời tiết lạnh từ độ tuổi rất nhỏ", nhà nghiên cứu Valery Plotnikov cho biết.

    Một giả thuyết của nhóm nghiên cứu là con tê giác bị chết đuối dưới hồ nước đầy bùn lầy trước khi cơ thể đông cứng. Theo các chuyên gia, nó đã thay lông trước khi chết.

    "Chúng tôi chỉ có thể phán đoán voi ma-mút và tê giác lông mượt sinh sống như thế nào dựa vào thực vật mọc xung quanh, các khoáng chất trong xương động vật và đồng vị oxy và carbon lấy từ xương. Chúng tôi nhận thấy điều kiện sống của những loài vật này khác biệt nhiều với so với ngày nay. Cách đây 35.000 - 50.000 năm, khí hậu lạnh và khô hơn, không có nhiều vùng khí hậu tồn tại như ngày nay. Địa điểm phát hiện xác con vật nay là vùng lãnh nguyên vốn không tồn tại vào thời đó", Yevgeny Maschenko, nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chia sẻ.

    "Không có thực vật vùng lãnh nguyên nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho những loài ăn cỏ như vậy, với lượng cỏ và cây ngũ cốc dồi dào. Đó là cách để các động vật khổng lồ có thể tồn tại, bởi có đủ thức ăn. Ngày nay, không có thứ gì voi ma-mút hay tê giác lông mượt có thể ăn được ở vùng lãnh nguyên", Maschenko nói.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Xác tê giác cổ đại còn nguyên lông và sừng sau 34.000 năm

Share This Page