Khoảnh khắc bầy ngỗng trời đâm vào đàn sáo đá giữa không trung

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 9, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 171)

    [​IMG]


    Cảnh tượng đàn chim sáo đá di chuyển như một thể thống nhất mê hoặc bất ngờ bị gián đoạn bởi đàn ngỗng chân hồng đâm thẳng vào giữa phía trên khu bảo tồn Martin Mere ở Tarlscough, Lancashire được một nhân chứng ghi lại, Grind TV hôm

    Các loài vật di chuyển và sống gần nhau phát triển nhiều phương pháp phức tạp để định hướng mà không va vào nhau. Một giả thuyết phổ biến là chúng tạo ra những vùng xung quanh để xác định vị trí của nhau. Nhưng trong trường hợp này, phương pháp trên rõ ràng không đủ để ngăn vụ va chạm giữa hai đàn chim.

    "Có bằng chứng từ nhiều loài động vật chỉ ra tồn tại một vùng đẩy ngược xung quanh mỗi cá thể. Trong trường hợp con vật khác tới quá gần, các cá thể hành động để tăng khoảng cách giữa chúng. Một cách đơn giản là cả hai con vật thay đổi hướng khi cá thể kia ở trong vùng đẩy ngược của nó. Chúng cũng bay chậm lại nếu cá thể kia lao tới hoặc tăng tốc nếu đối phương ở phía sau", tiến sĩ Christos Ioannou, chuyên gia về hành vi của động vật ở Đại học Bristol, Anh, giải thích.

    Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết ngoài vùng đẩy ngược còn có vùng bay thẳng hàng và vùng hấp dẫn. Vùng hấp dẫn thực chất là vùng bay xa nhất của loài vật. Khu vực này giúp cũng con không bay theo hàng lối tránh bị tách khỏi đàn, nơi chúng nhiều khả năng gặp nguy hiểm hơn. Vùng bay thẳng hàng là khu vực ở giữa, nơi các cá thể quay về cùng một hướng để tránh cản đường nhau.

    Sáo đá sống theo những đàn lớn vì nhiều lý do. Tương tự như mọi loài chim mồi khác, chúng luôn có kẻ thù ẩn nấp ở xung quanh và bay theo số đông giúp đảm bảo an toàn. Giống như chim cánh cụt, chim sáo đá cảm thấy ấm áp khi ở giữa đàn. Chúng luân phiên thay đổi thời gian và thứ tự bay ở phía ngoài đàn.

    Tuy nhiên, ngỗng hoang lại bay theo hình thức khác hẳn. Chúng áp dụng cách bay theo hình chữ V, dẫn đầu là chim đầu đàn, theo sau là vài con khác. Chúng tạo thành góc 45 độ phía sau con bay trước và tỏa rộng dần. Ngỗng hoang làm vậy vì đây là một cách hiệu quả để chia sẻ gánh nặng dẫn đầu đàn và đương đầu với lực cản không khí. Đàn chim sẽ hoán đổi nhiệm vụ bay dẫn đầu và cùng hưởng lợi từ cách bay này.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Khoảnh khắc bầy ngỗng trời đâm vào đàn sáo đá giữa không trung

Share This Page