Loa thanh chưa bao giờ lỗi 'mốt'

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Nov 28, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 164)

    Phân vân nửa tiếng đồng hồ trong một cửa hàng âm thanh, anh Thành (Hà Nội) vẫn chưa quyết định được là nên mua một dàn loa thanh (soundbar) mới hay bộ loa nội địa Nhật cũ để về nghe dịp Tết năm nay. Ở nhà, chiếc TV 55 inch mới đã sắm được hơn một tuần nhưng do không ưng hệ thống loa nguyên bản, anh muốn có thêm một dàn loa ngoài.

    "Loa thanh thì có thiết kế đẹp, đặt trong phòng hợp với TV, với lại còn tích hợp kết nối máy tính, điện thoại. Còn dàn loa nội địa thì mọi người vẫn khen là có chất âm hay", anh chia sẻ.

    [​IMG]

    Cùng với sự bùng nổ của thị trường TV màn hình lớn, loa thanh đang dần hiện diện nhiều hơn trong các gia đình Việt.

    Không chỉ riêng anh, nhiều người dùng cũng đang dần chuyển từ thói quen mua các dàn âm thanh cũ sang những hệ thống multimedia như loa thanh. Một phần vì sự phối trí đẹp mắt của chúng với các dòng TV màn hình lớn, phần vì giá cả đã trở nên dễ chịu và đa dạng về chủng loại hơn trước rất nhiều.

    "Tôi định mua một chiếc TV tầm 35 triệu đồng và một dàn loa chủ yếu xem phim, nghe nhạc trong tầm giá 20 triệu đồng. Tôi đang phân vân giữa một bộ loa thanh và một dàn 5.1 cùng tầm giá. Tôi thích soundbar vì thiết kế gọn, kết nối không dây đỡ phức tạp, lằng nhằng", thành viên Stevemai chia sẻ trên một diễn đàn mạng.

    Các đây vài năm, các dòng loa thanh rất ít mẫu mã và đắt tiền, nhưng giờ đây, khái niệm này đã hoàn toàn thay đổi. Hiện người tiêu dùng có đủ các lựa chọn thương hiệu từ JBL, Bose, Bowers & Wilkins, MartinLogan cho tới LG, Samsung, Sony trong mọi khoảng giá từ vài triệu cho tới hàng chục triệu đồng. Với sự đa dạng về thiết kế, mẫu mã, chúng giúp thỏa mãn các nhu cầu khác nhau về trang trí lẫn kết hợp cùng TV ở đủ kích cỡ. Một bộ loa thanh cơ bản thường gồm loa chính và một loa siêu trầm (subwoofer) đi kèm, đôi khi có thêm các cặp loa nhỏ khác. Mục đích là tái tạo, giả lập các dải âm thanh đa dạng phục vụ cho các mục đích khác nhau như xem phim, bóng đá, nghe nhạc.

    Công nghệ hiện đại được các nhà sản xuất liên tục áp dụng, đổi mới, phần nào rút ngắn khoảng cách giữa loa thanh và các loại dàn 5.1 hay hệ thống hometheater so với trước đây. Việc đa dạng các cổng kết nối (Optical Audio, HDMI, ARC, AUX, Bluetooth, NFC...) của loa thanh cũng mang lại sự thuật tiện lớn hơn cho người dùng so với các dàn âm thanh cũ.

    "Thị trường các dàn âm thanh như soundbar sẽ mạnh hơn thị trường đồ ampli và loa thường. Dù chỉ mới ra đời cách đây vài năm nhưng nó có sức bật rất nhanh vì trong xã hội hiện đại, mọi người đơn giản chỉ cần một dàn âm thanh có thể nghe ngay sau khi cắm điện", chủ một cửa hàng âm thanh chia sẻ.

    Anh Thành cuối cùng đã bị tính năng kết nối với smartphone của dàn loa thanh thuyết phục bởi bản thân thường lưu trữ nhiều album nhạc riêng trên điện thoại cá nhân và rất muốn nghe chúng ngay khi vừa bước chân về nhà.

    [​IMG]

    Loa thanh hiện có đủ các chủng loại mẫu mã từ vài triệu tới vài chục triệu đồng.

    Ông Thanh Tùng, chủ một đại lý phân phối các thương hiệu âm thanh lớn ở Việt Nam, cho hay, thay vì những bộ dàn cồng kềnh với ampli, loa, dây dẫn... người dùng đang có xu hướng tiến tới loại loa cắm điện là có thể sử dụng, đồng thời muốn nó dễ dàng kết nối với tất cả các loại thiết bị như máy tính, TV, điện thoại...

    Ông Tùng cho biết bản thân cũng rất tán thành việc chọn mua loa thanh và thậm chí thường khuyên khách hàng rằng "dàn loa này là cách giải trí làm con người nhẹ nhõm hẳn đi" bởi nó mang lại mức độ âm thanh phổ thông trong khi gần như không cần phải làm gì cả.

    Tuy nhiên, ông chỉ chấp nhận các lựa chọn trong tầm giá dưới 70 triệu đồng vì đó là "lựa chọn thông minh", còn ở mức giá cao hơn, chúng không thể thay thế dàn âm thanh cao cấp. Nguyên nhân đơn giản bởi vì công nghệ giả lập hiện nay chỉ có giới hạn cho nhu cầu giải trí tầm trung.

    "Loa thanh cực kỳ giá trị trong tầm tiền từ 10 tới 70 triệu đồng. Điểm mạnh của nó là giá thành vừa phải, tiện lợi, âm thanh ai cũng thích, cắm điện vào là thưởng thức. Các hãng TV, âm thanh gạo cội cũng đang phải đi theo con đường này. Mặt yếu của nó là giới hạn chất lượng âm thanh, không thể vươn lên so sánh với các dàn cao cấp", ông nhận xét.

    Hiện trên thị trường có hai loại dàn loa thanh phổ biến, một của các hãng âm thanh và một của các nhà sản xuất TV như Samsung, LG, Sony. Tuy nhiên, ông Tùng đánh giá cao các bộ loa thanh của những hãng âm thanh lớn như JBL, Bose... và cho rằng các hãng sản xuất hàng đầu thế giới có sự nghiên cứu nhất định về âm thanh để áp dụng vào sản phẩm của mình. Còn với phần còn lại, dù có ưu điểm là thiết kế đẹp, tích hợp tốt với TV nhưng chất lượng khó có thể sánh bằng.

    "Tất nhiên trừ Samsung, công ty này đã mua lại Harman (công ty mẹ của các thương hiệu như Harman Kardon, AKG, JBL hay Mark Levinson..) nên tương lai sẽ phát triển sản phẩm rất tốt", ông nói thêm.

    Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc các dàn loa thanh sử dụng công nghệ không dây để truyền dẫn tín hiệu âm thanh không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới chất lượng. Việc truyền dẫn này phụ thuộc nhiều vào hệ thống, công nghệ và nó gắn liền với giá thành của từng bộ sản phẩm, càng cao chất lượng càng tốt. Tuy nhiên, trong một hệ số phẩm chất âm thanh nhất định, người nghe sẽ khó nhận biết được tín hiệu đó là từ hệ thống có dây hay không dây. Dẫu vậy, ở các bộ dàn lớn, khi mọi chi tiết được nâng lên, việc sử dụng dây dẫn sẽ có điểm ưu việt nhất định.

    "Loa thanh không đe dọa với việc chơi âm thanh truyền thống mà ngược lại, thiết bị này khiến cho thú chơi âm thanh trở thành một trào lưu phổ thông hơn. Và khi những người dùng này có nhu cầu cao hơn, họ sẽ lại quay trở về những giá trị truyền thống", ông Tùng chia sẻ.

    [​IMG]

    Khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác nhau của loa thanh được người dùng đánh giá cao.

    Ông Quang Huy, một người có nhiều kinh nghiệm về âm thanh, cũng cho biết vài ba năm trở lại đây nhiều người quan tâm tới loa thanh bởi nó là thiết bị bổ sung trực tiếp cho các TV mỏng như LED, OLED. Điều này xuất phát từ việc các dòng TV bị thu nhỏ bề rộng nên ampli, bộ loa kèm theo có chất lượng khá kém. Xu hướng này được ví như trào lưu dùng loa di động (Portable) trước đây và thu hút sự chú ý của rất nhiều người trẻ bởi đa dạng về công năng sử dụng. Loa thanh cũng rất phù hợp với các gia đình có mức đầu tư vừa tiền, nhất là ở chung cư bởi nó đề cao tính thẩm mỹ khi phối trí, hạn chế dây nối giữa các loại thiết bị như dàn loa thông thường.

    "Nhiều người đánh giá thấp âm trầm của loa thanh, nhưng đó là với dòng rẻ tiền dưới 6,7 triệu đồng. Còn ở mức cao cấp hơn, người dùng có thêm lựa chọn phối ghép với subwoofer (loa siêu trầm) mang lại hiệu quả không thua kèm các bộ dàn 5.1", chuyên gia này nhận xét.

    Anh Huy cho biết nếu so cùng dàn 5.1 cùng tầm tiền, loa thanh ở phân khúc 30 đến 50 triệu đồng có chất lượng, sức mạnh ngang ngửa, thậm chí vượt trội. Thêm vào đó, chúng còn kết hợp với kích thước nhỏ gọn và hỗ trợ các dịch vụ đi kèm Smart TV như Netflix, YouTube, nghe nhạc trực tuyến...

    Soundbar là một loại loa thường được gắn phía trên hoặc dưới của một thiết bị hiển thị như màn hình máy tính hoặc TV, có thiết kế ưu tiên chiều rộng hơn chiều cao. Về cơ bản, nó là rất nhiều loa được đặt liền kề nhau trong cùng một khối, giúp tạo ra âm thanh vòm và hiệu ứng stereo.

    Mai Anh

    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Loa thanh chưa bao giờ lỗi 'mốt'

Share This Page