Loài cây có khả năng "chết đi sống lại" khiến các nhà khoa học "đau đầu"

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 28, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 193)

    Bí mật của loài cỏ khô xơ xác trong lúc hạn hán bất ngờ trở nên xanh tốt khi mưa xuống đã khiến các nhà khoa học đau đầu nhiều năm qua.

    Ở Úc có một loài cỏ khá đặc biệt. Khi hạn hán, chúng khô héo xơ xác như đã chết nhưng khi sang mùa mưa, chúng lại sống lại và xanh tốt như thường. Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra bí ẩn đó.

    Sự sống của cây vô cùng kỳ diệu. Một số loài đáng chú ý khi nó có thể tồn tại được trên sa mạc mà không cần tới nước trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Chúng từ từ biến thành những cái cây khô héo cho đến khi được cung cấp một ít nước. Kỳ lạ là chỉ với chút nước, chúng sẽ lại trở nên xanh tươi như cũ chỉ sau vài giờ đến vài ngày.

    Nhưng làm thế nào để những thực vật ấy có thể tạo ra được sự kì diệu này? Các nhà khoa học Australia bắt đầu tiến hành những nghiên cứu về một loài cỏ bản địa có tên khoa học là Tripogon loliiformis.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học đã khám phá bí mật của loài cỏ kỳ lạ này.

    Giống như những loài cây có khả năng hồi sinh khác, T. loliiformis có khả năng chịu đựng khô hạn trong thời gian dài. Tồn tại ở điều kiện không có nước, chúng trở nên héo hon và phai nhạt hết màu sắc, trông chúng giống như đã hoàn toàn chết đi. Nhưng đó chưa phải là cái chết thật sự của nó, ngay cả sau khi mất đi 95% hàm lượng nước, loài cỏ này vẫn còn có khả năng phát triển mạnh trở lại một lần nữa khi được cung cấp nước. Làm thế nào chúng tái sinh được như vậy. Liệu có phải chúng thức dậy sau một giấc ngủ dài hay là phát triển lên từ các tế bào cũ?

    Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Sagadevan Mundree và Tiến sĩ Brett Williams, bí mật của cỏ hồi sinh là đường. Loài cỏ phục sinh tích trữ một lượng đường trehalose trong thân. Loại đường này thường được tìm thấy trong các loại nấm trên lúa mạch đen và một số loại cỏ khác. Khi chúng cảm thấy mất nước, cỏ phục sinh sẽ tự động tích trữ trehalose và kiểm soát nó để kích hoạt quá trình phục sinh khi cần thiết.

    Quá trình trên còn được gọi là autophagy, ngăn ngừa việc tế bào chết khô bằng cách tái tạo chất dinh dưỡng, loại bỏ độc tố gây nguy hại đến cơ thể. Chỉ cần một ít nước, với lượng đường trehalose đã có sẵn, tế bào sẽ được kích hoạt và phát triển trở lại.

    Theo Tiến sĩ Williams, đây là bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu di truyền học, tạo điều kiện giúp các nhà khoa học có thể phát triển các giống cây trồng mạnh mẽ hơn, có thể chịu được những biến đổi bất thường của khí hậu mà vẫn cho năng suất tối đa.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Loài cây có khả năng "chết đi sống lại" khiến các nhà khoa học "đau đầu"

Share This Page