Tiền tệ mã hóa KHÔNG thuộc về ngân hàng Trung ương

Discussion in 'Thị trường' started by Robot Siêu Nhân, Nov 25, 2017.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 156)

    Liệu các ngân hàng trung ương có nắm lấy tiền tệ mã hóa, hoặc sẽ tiến hành khai thác chúng hay không? Tóm lại, là “không”. Tiền tệ mã hóa là một cuộc cách mạng, còn nhiều biến động và đôi khi chúng ta vẫn chưa nắm bắt được chúng. Cố gắng tập trung chúng vào một bộ máy quan liêu chính là một cách làm sai lầm.

    [​IMG]
    Tiền tệ mã hóa KHÔNG thuộc về ngân hàng Trung ương

    Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố nó đang hướng tới việc tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ Blockchain. Singapore đã thử nghiệm việc này. Cụm từ “Fedcoin” thỉnh thoảng đã được nhắc đến mặc dù tôi không thấy dấu hiệu cụ thể nào về việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang có ý định thực hiện dự án này. Trong cuộc kiểm tra gần đây, Bank of International – Tạm dịch: Ngân hàng thanh toán quốc tế – đã yêu cầu các ngân hàng trung ương xem xét liệu họ có nên tạo ra một loại tiền tệ mã hóa cho riêng mình hay không.

    Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương là những cơ quan rất bảo thủ. Họ luôn muốn tránh xa các loại tài sản có tiếng tăm không tốt. Họ không muốn tên tuổi của họ có liên quan đến những rủi ro tiềm ẩn – bởi vì họ đánh giá cao uy tín và vốn chính trị của mình. Đó là điều dễ hiểu, bởi vì sự độc lập của ngân hàng trung ương thường rất mong manh.

    Với bối cảnh đó, chúng ta có nên nhồi nhét thêm trách nhiệm này cho họ hay không? Các ngân hàng trung ương sẽ cảm thấy lo lắng khi phải quản lý một dự án tiền tệ mã hóa. Để bảo toàn nguồn vốn chính trị, họ sẽ chấp nhận rủi ro ở những nơi khác, chẳng hạn như chính sách tiền tệ phi chính thống hoặc bảng cân đối tài chính lớn hơn. Tuy nhiên, phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy, một số lượng tiền nhất định của ngân hàng trung ương cũng đang phải chịu rủi ro. Tôi lo lắng về việc các ngân hàng trung ương thực hiện các dự án với rủi ro cao, do đó làm cho họ thận trọng với các loại tài sản khác.

    Một lý do nữa cho việc họ luôn tỏ vẻ hoài nghi với loại tài sản này bắt nguồn từ bản chất của tài sản mã hóa. Từ “cryptocurrency” – tiền tệ mã hóa – phổ biến hơn nhiều so với “crypto asset” – tài sản mã hóa, nhưng đó là một thuật ngữ dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, Bitcoin thường rất ít được sử dụng trong các giao dịch bán lẻ và nó không có tầm quan trọng đối với các giao dịch nhỏ lẻ. Bitcoin do đó không phải là một loại tiền tệ theo nghĩa đen của thuật ngữ đó. Có một phiên bản Bitcoin khác, Bitcoin Cash, thay đổi các quy tắc ban đầu để phù hợp hơn với tư cách là một loại coin hỗ trợ cho các giao dịch nhỏ lẻ, nhưng nó gần như không phổ biến bằng Bitcoin.

    Nếu bạn nghĩ đến những tài sản này là “tiền tệ mã hóa”, thì sự tham gia của ngân hàng trung ương vào hị trường này có vẻ tự nhiên, bởi vì tất nhiên các ngân hàng trung ương sẽ quản lý tiền tệ. Thay vào đó, loại tài sản mới này được khái niệm là các hệ thống sổ cái được thiết kế để tạo ra sự đồng thuận giữa mọi người, mà không cần đến phán quyết cuối cùng của một cơ quan có thẩm quyền sử dụng các loại tài sản mã hóa này để chi trả cho những người tham gia, nhằm duy trì dòng chảy và tính chính xác của thông tin. Cuộc cách mạng này có thể thay thế cho các tập đoàn và hệ thống pháp luật hơn là việc thay thế cho các loại tiền tệ.

    Nói cách khác, ngân hàng trung ương sẽ không muốn và cũng không thể đóng vai trò quản lý các loại tài sản mật mã. Một số sáng kiến tài chính khác như: Có ai cho rằng các ngân hàng trung ương nên ứng dụng các phiên bản ETF hoặc giao dịch tần số cao của riêng họ hay không? Các ngân hàng trung ương có nên bắt đầu quản lý việc phát triển các hệ thống kế toán và quản trị hay không?

    Xem thêm: Một trong “tứ đại” ngành kiểm toán – KPMG tham gia Liên minh Blockchain Wall Street

    [​IMG]

    Cuối cùng, Bitcoin và các tài sản mã hóa khác vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, và vẫn chưa có câu trả lời chính thức đối với một số câu hỏi đại loại như. Liệu Bitcoin “fork” có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý các giao dịch hay không? Liệu tương lai sẽ ưu ái Bitcoin, nền tảng Ethereum, hay là một thứ gì đó hoàn toàn khác? Có bao nhiêu ICOs thực sự mang lại ý nghĩa kinh tế, mà không phải là bong bóng? Có nên sử dụng ICOs để khởi nghiệp hay không? Có bao nhiêu tài sản mã hóa sẽ tồn tại trong thời gian dài? Có thể sử dụng Blockchains để ghi và giải quyết việc chuyển nhượng các tài sản không? Có thể sửa đổi các giao dịch trên một blockchain không?

    Bởi vì tài sản mã hóa không đủ lớn để tạo ra rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế, tốt nhất nên để cho các thị trường cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này và các câu hỏi liên quan khác. Điều cần thiết bây giờ là thử nghiệm thêm, chứ không phải là làm lũng đoạn chúng. Nếu các ngân hàng trung ương nhúng tay vào thế giới này, nguy cơ là họ sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề trên theo chính sách bảo thủ của mình. FED sẽ thu hút phần lớn sự quan tâm từ thị trường; sẽ rất khó khăn cho các loại tiền tệ mã hóa mới có cơ hội cạnh tranh mà họ sẽ chỉ xem chúng là các nguy cơ tiềm ẩn hoặc nguyên nhân gây lũng đoạn thị trường. (Về vấn đề này, một dự án của Singapore ít có khả năng chiếm lĩnh thị trường hơn và do đó ít gặp vấn đề hơn). Cuộc cách mạng này sẽ có thể bị kéo chậm lại.

    Nói chung, tôi nghĩ rằng các ngân hàng trung ương đã làm rất tốt công việc của mình khi giúp phát triển nền kinh tế toàn cầu. Nhưng liệu có bất kỳ ngân hàng trung ương nào có mối quan tâm và chịu rủi ro trong việc chấp nhận áp dụng giao thức Bitcoin hay không?

    Vậy tại sao các ngân hàng trung ương nên có một vị trí chỉ huy trong việc điều khiển cuộc cách mạng này?

    Tin liên quan:


    Nguồn: bloomberg

    The post Tiền tệ mã hóa KHÔNG thuộc về ngân hàng Trung ương appeared first on Công ty TNHH Pink Blockchain Việt Nam.
    Nguồn: Pink Miner
     
  2. Facebook comment - Tiền tệ mã hóa KHÔNG thuộc về ngân hàng Trung ương

Share This Page