Nối bàn chân gần đứt rời cho bé trai hai tuổi

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Nov 11, 2017.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 148)

    Sau hơn hai tuần phẫu thuật nối bàn chân tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), bệnh nhi vừa được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Phần xương được cố định không có dấu hiệu nhiễm trùng, cơ phần bàn chân phải được nuôi dưỡng tốt.

    Trước đó, ngày 24/10, trong lúc người nhà không để ý, cậu bé trèo lên máy làm miến của gia đình để nghịch và không may bị máy cứa gần đứt lìa bàn chân phải. Ngay lập tức gia đình đưa con vào Bệnh viện quân y 103, sau khi sơ cứu trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi đó trẻ trong tình trạng sốc chấn thương, bàn chân phải gần đứt lìa, mất nhiều máu, đứt xương, đứt động mạch, đứt dây thần kinh gân cơ. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định phẫu thuật nối bàn chân cho bệnh nhi ngay.

    Bác sĩ Hoàng Hải Đức, Trưởng khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết ca mổ kéo dài hơn hai giờ. Ê kíp mổ cố định xương bàn chân phải và nối gân, mạch máu cho trẻ. Ngay sau ca phẫu thuật, bàn chân bé đã hồng ấm trở lại.

    [​IMG]

    Bàn chân trẻ hồng ấm ngay sau ca mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

    Theo các bác sĩ, các thương tổn đứt lìa thường gặp là ngón tay, ngón chân, một phần chi trên hoặc chi dưới, tai, mũi… đều có thể phẫu thuật nối liền với tỷ lệ thành công lên đến trên 80%. Điều kiện là các bộ phận chi đứt lìa được bảo quản đúng cách, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời.

    Lưu ý khi bảo quản bộ phận cơ thể bị đứt rời

    - Trường hợp có tổn thương đứt rời, nên cho phần đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, nếu có thể thì bọc trong miếng gạc. Sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.

    - Tránh để phần đứt rời tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.

    - Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại phần da thì không nên cắt rời ra, kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn. Thay vào đó dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

    - Không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối.

    - Sau khi sơ cứu, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở có chuyên khoa tạo hình vi phẫu để nối lại.

    Hà An

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nối bàn chân gần đứt rời cho bé trai hai tuổi

Share This Page