Cách bay ngược đời của muỗi khiến người bị đốt khó phát hiện

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 23, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 187)

    Quá trình cất cánh khác thường của muỗi. Video: Popular Science.


    Nghiên cứu mới cho thấy, loài muỗi tiến hóa những kỹ năng cất cánh đặc biệt giúp chúng có thể mang theo chiếc bụng no máu thoát thân mà nạn nhân hầu như không chú ý, Popular Science hôm 19/10 đưa tin.

    Thông thường, các loài biết bay khác như ruồi giấm hay chim sẻ, bay bằng cách nhảy lên cao. Khi đã ở trên không trung, chúng mới bắt đầu vỗ cánh. Muỗi thì hoàn toàn ngược lại.

    Chúng bắt đầu đập cánh khoảng 30 mili giây trước khi nhảy lên. Tốc độ đập cánh của chúng cũng cực kỳ nhanh, có thể lên đến 800 lần mỗi giây, trong khi phần lớn côn trùng cùng kích cỡ chỉ là 200 lần.

    "Một trong những câu hỏi then chốt về khí động lực học và sinh cơ học là, tại sao chúng lại bay theo cách có vẻ kém hiệu quả như thế?", Florian Muijres, nhà nghiên cứu sinh cơ học tại Đại học Wageningen, tác giả cuộc nghiên cứu nêu ý kiến.

    [​IMG]

    Muỗi hút no máu với cơ thể nặng nề vẫn bay thoát thành công. Ảnh: Popular Science.

    Muijres cùng các đồng nghiệp quan sát cách muỗi Culex cất cánh sau khi hút máu. Chỉ có muỗi cái mới làm vậy vì chúng cần máu để đẻ trứng. Khi đốt no, trọng lượng của chúng thường tăng gấp hai đến ba lần nhưng vẫn phải tiếp tục bay.

    Nếu cất cánh giống các loài côn trùng khác, tức là nhún chân xuống để nhảy, muỗi sẽ tạo áp lực lớn lên da nạn nhân, dễ khiến nạn nhân chú ý. Do đó, chúng đã phát triển kỹ năng cất cánh ngược đời này.

    Chúng còn sở hữu những chiếc chân rất dài có thể duỗi ra giúp phân tán lực cần thiết trong thời gian dài hơn, Muijres bổ sung. Kết quả là phần lực chúng tác động lên da người ít hơn côn trùng rất nhiều, cho phép chúng thành công trốn thoát dù phải mang chiếc bụng no căng máu mà không bị phát hiện.

    Nhóm nghiên cứu đặt những camera tốc độ cao có thể ghi 30.000 khung hình mỗi giây, sau đó quay lại cảnh muỗi cất cánh trước và sau khi hút máu. Dựa vào định luật II Newton, các nhà khoa học tiếp tục tính toán phần lực con muỗi gây ra.

    Bằng cách vỗ cánh trước khi nhảy lên không, muỗi Culex có thể tạo 60% năng lượng cần thiết để bay. "Có vẻ như loài muỗi đã phát triển một kỹ năng cất cánh giúp chúng tạo ra lực mà chúng ta không thể phát hiện. Điều đó cho phép chúng thành công hơn khi trốn thoát khỏi người bị đốt", Muijres kết luận.

    Thu Thảo

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cách bay ngược đời của muỗi khiến người bị đốt khó phát hiện

Share This Page