Ông chủ Asanzo chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Oct 9, 2017.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 220)

    Ông Phạm Văn Tam là người sáng lập thương hiệu tivi Việt - Asanzo hiện phủ sóng hơn 60 tỉnh thành ở phân khúc bình dân. Doanh thu năm 2017 kỳ vọng 4.000 tỷ đồng, gần gấp đôi năm ngoái và vượt xa 2 năm trước. Chủ tịch Phạm Văn Tam đã đưa Asanzo từ doanh nghiệp không tên tuổi chiếm 15% thị phần trên cả nước, nhờ những kinh nghiệm khởi nghiệp sau.

    Trên thương trường, yếu tố cần có là sự am hiểu về lĩnh vực mà mình kinh doanh, uy tín cá nhân và tính cộng đồng. Người lãnh đạo cần có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Đừng nghĩ nếu không làm được thì từ bỏ, vì khi tái khởi nghiệp khó khăn hơn nhiều. Đã mất niềm tin một lần sẽ khó làm lại.

    Tính cộng đồng thể hiện ở việc thông tin cho mọi người. Mỗi khi ra dự án mới, nếu không chia sẻ mục đích, ý nghĩa của dự án thì các phòng ban không hiểu và làm đúng vai trò. Vì thế, tôi luôn nói cụ thể về kế hoạch cho tất cả nhân viên. Ngoài ra, các nhà đầu tư chỉ rót vốn cho bạn nếu họ hiểu thực sự bạn đang muốn gì, làm gì và hiệu quả đến đâu.

    Một điều quan trọng khác khi khởi nghiệp là nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng, thích nghi với bối cảnh khác nhau. Ví dụ khi kinh doanh rau, bạn phải định hướng ai là người mua. Khi trồng củ cả rốt, bạn phải biết nó lớn lên sẽ theo chiều hướng nào.

    Lĩnh vực nuôi trồng và làm phần mềm đang phát triển nhưng đại trà, cạnh tranh với nhau. Nhiều dự án có cải tiến nhưng chưa đột phá cho người tiêu dùng. Đôi khi bạn mất thời gian đầu tư 3-5 năm nhưng vòng đời của sản phẩm ngắn ngủi, nhanh chóng bị thị trường đào thải, lúc đó khởi nghiệp lại rất phí thời gian.

    Hoặc nếu bạn kinh doanh ở lĩnh vực công nghệ nhưng chưa có kinh nghiệm thị trường, khi mang đi bán có thể chẳng ai mua vì người ta không tin. Nếu bán sản phẩm đó với giá rẻ hơn cho những công ty đã kinh doanh lâu năm, có tiếng tăm, họ dùng uy tín và mối quan hệ để bán sản phẩm giúp mình thì có thể tiêu thụ nhiều hơn. Đến khi người tiêu dùng quen dần, bạn đã có đủ nguồn lực thì sẽ kinh doanh độc lập, không cần dựa hơi bất cứ ai.

    [​IMG]

    Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Tôi có niềm tin rất lớn về cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam. Sự quan tâm của Nhà nước đang tạo lực đẩy cho các bạn. Đây là thời điểm phù hợp nhất để khởi nghiệp. Ưu điểm của các startup hiện nay là nhanh, thông minh nhưng cũng có vài khuyết điểm cần khắc phục.

    Thứ nhất, nhiều người trẻ đang thiếu cá tính, tức chạy theo xu hướng truyền thông và bạn bè mà chưa nắm bắt thế mạnh của bản thân. Không phải ai kinh doanh cũng giỏi. Vì thế, các startup nên kết hợp với người giỏi kinh doanh nếu đó không phải thế mạnh của bản thân.

    Có bạn trẻ thiếu tính kiên trì mà chỉ theo cảm hứng nhất thời. Khi gặp khó khăn thì đùn đẩy hoặc bỏ dở, nhìn lợi ích trước mắt mà không tính đến chiều sâu, đường dài. Tạo ra sản phẩm xuất sắc nhưng người tiêu dùng chưa thể đón nhận thì bạn phải biết hy sinh trước. Tối thiểu phải cho mọi người thời gian để hiểu sản phẩm mới có thể nâng lợi nhuận. Hầu như các bạn trẻ khởi nghiệp không có vốn nên khá nóng vội, muốn làm sao rút ngắn thời gian có lợi nhuận nhưng nếu nghĩ như vậy, dự án sẽ khó tồn tại lâu dài.

    Một số startup có cái tôi hơi cao. Các bạn nghĩ mình giỏi, học đại học tốt, khi tiếp xúc khách hàng tạo khoảng cách. Nhiều bạn nói chuyện với người Việt mà dùng tiếng Anh. Có bạn không biết mình đang ở đâu trên sân chơi khởi nghiệp và chưa nắm bắt hết các nhu cầu thiết thực trong cuộc sống.

    Trương Sanh (ghi)

    Ông Phạm Văn Tam là thành viên Hội đồng chuyên môn của cuộc Bình chọn Startup Việt do VnExpress tổ chức. Ông sẽ cùng với 5 giám khảo khác là những chuyên gia giàu kinh nghiệm lựa chọn ra Top 5 startup nổi bật thuyết trình trực tiếp trước Hội đồng chuyên môn để giành danh hiệu Startup Việt 2017. Đêm chung kết diễn ra vào ngày 24/10 tại Hà Nội.​

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Ông chủ Asanzo chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp

Share This Page