Trái đất 'sẽ chìm trong rác'

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 18, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 400)

    Thứ hai, 18/3/2013, 15:15 GMT+7
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Flickr.com.
    Viên sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Vũ trụ Nga Andrei Ionin cho biết, có hai loại quỹ đạo sử dụng dành cho nhiều mục đích khác nhau.
    Loại quỹ đạo đầu tiên gọi là quỹ đạo đồng bộ mặt trời. Vệ tinh hiện diện trên quỹ đạo này và ở thời điểm hiên tại bố trí mọi thời gian dưới các chủ thể vệ tinh mặt đất ở cùng một góc ánh sáng mặt trời. Như vậy rất tiện lợi, vì thế không ngẫu nhiên mà hầu hết các vệ tinh, quan sát trái đất phục vụ hàng loạt mục đích, từ quân sự cho đến dân dụng đều sử dụng những quỹ đạo này. Độ cao của quỹ đạo từ 600 cho đến 1.000 km.
    Loại khác là quỹ đạo địa tĩnh trên đường xích đạo của quả đất ở độ cao khoảng 36.000 km. Nó thuận tiện vì thời gian quay của các vệ tinh trong quỹ đạo này gần tương đương với chu kỳ quay của trái đất. Do đó, truyền hình vệ tinh dường như treo cố định phía trên điểm nhất định của đường xích đạo.
    Nếu các quỹ đạo thấp hơn ở mức độ lớn được khai thác bằng các vệ tinh trinh sát-do thám và vệ tinh khoa học, thì quỹ đạo địa tĩnh đơn giản là không thể thiếu đối với các bộ máy vũ trụ, đảm bảo tất cả các loại hình liên lạc, truyền tiếp cũng như cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa. Hiện trong quỹ đạo địa tĩnh đang có mấy trăm vệ tinh khác nhau. Phần lớn trong số đó là bộ máy đang họat động nhưng trong thời gian dài, chúng đã cạn kiệt dự trữ và trở thành như rác thải vũ trụ.
    Theo dữ liệu của các cơ quan khác nhau theo dõi vùng không gian gần trái đất, trong quỹ đạo địa tĩnh gồm hơn 14.000 đối tượng có xuất xứ nhân tạo. Đó là những vật thể với kích thước lớn hơn 10 cm, ông Aleksandr Zheleznyakov, thành viên Liên đoàn các nhà vũ trụ Nga và thành viên Viện Hàn lâm Vũ trụ Nga cho biết.
    "Số lượng các mảnh nhỏ hơn là tách ra từ những phần của tên lửa đẩy, mảnh vỡ từ vệ tinh, và nhiều thứ khác, tính chung đã đến hàng trăm nghìn mảnh. Trong khi quan sát chúng từ trái đất thực tế là chuyện không thể. Có cả các bộ máy không gian với lò phản ứng hạt nhân được "bảo quản" trong quỹ đạo, đó là vào khoảng 38.000 km phía trên bề mặt trái đất".
    "Tổng số những vật thể này không quá bốn chục. Đã từng có thời kỳ khi những bộ máy như vây đưa lên quỹ đạo trái đất một cách thường xuyên, nhưng sau đó cuộc phóng đã ngừng lại".
    Như thông báo của người đứng đầu Roscosmos, ông Vladimir Popovkin, ba năm trước đây, xác suất va chạm của các bộ máy vũ trụ với những mảnh vỡ không gian kích thước lớn hơn 1 cm ước tính 5 năm mới có một trường hợp. Còn bây giờ khả năng va phải những mảnh vỡ đó là một trường hợp trong 1,5 năm đến hai năm.
    Thí dụ, các phi hành đoàn của Trạm không gian quốc tế (ISS) không hiếm khi mỗi năm phải một lần thực hiện thao tác đưa Trạm ra khỏi khu vực nguy hiểm gần đối tượng lớn. Đối với vệ tinh, tàu vũ trụ hoặc trạm ISS "cuộc hội ngộ" với mảnh vỡ chừng cm cũng tương tự như vụ va đụng với một chiếc xe ô tô đang phóng với tốc độ 80 km/h. Thế nhưng ngăn chặn tình trạng "nhân bản” gia tăng rác là không thể, luôn có bộ máy hết thời rơi ra từng phần và phát nổ. Tất cả điều đó làm tăng số lượng các thành tố bay hỗn loạn trong quỹ đạo gần trái đất và phá hủy bộ máy khác gặp ngẫu nhiên trên đường đi không định trước.
    Tình trạng tích tụ rác vũ trụ vẫn tiếp tục tăng không ngừng và tạo nguy cơ đe dọa các vệ tinh, tàu vũ trụ, các trạm quỹ đạo, đồng thời đe dọa các cư dân và thiên nhiên trên địa cầu. Nhưng cũng không thể làm thế nào để ngăn chặn các vụ phóng bộ máy vũ trụ, bởi vì những hoạt động sống của nền văn minh nhân loại sẽ lụi tắt nếu thiếu hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu.
    Người ta đề xuất nhiều cách thức khác nhau giải quyết vấn đề rác quỹ đạo, cho đến tận cách thức kỳ bí như thu gom mảnh vụn bằng tấm lưới đặc biệt. Tuy nhiên, các đề án thực tế để làm sạch không gian vẫn chưa được triển khai. Nhưng rõ ràng là đến lúc cần khẩn trương hơn, bởi qua mỗi năm tình hình trên càng trở nên bức thiết, đến một lúc nào đó con người sẽ bị gạt ra vũ trụ bởi rác thải của chính mình.
    Theo Tiếng nói Nước Nga
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Trái đất 'sẽ chìm trong rác'

Share This Page