Cách giải quyết đầu lọc thuốc lá của các nhà khoa học Úc

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 11, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 186)

    Đầu lọc thuốc lá bị phân hủy sinh học khá chậm và phải mất nhiều năm để phân hủy hoàn toàn.

    Mới đây, các nhà khoa học Úc tại RMIT đã tìm ra một giải pháp nhằm xử lý hàng nghìn tỷ đầu lọc thuốc lá bị vứt bỏ mỗi năm, đó là dùng chúng để... xây nhà.

    Việc bổ sung đầu lọc thuốc lá vào thành phần làm gạch đất sét nung vừa có thể giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải vừa giúp tiết kiệm năng lượng. Abbas Mohajerani, giảng viên cao cấp thuộc Trường Kỹ thuật RMIT chia sẻ: "Tôi đã luôn mơ về việc tìm kiếm các giải pháp bền vững và có tính thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề về ô nhiễm do tàn thuốc trong nhiều năm".

    [​IMG]
    Gạch đất sét có bổ sung đầu lọc thuốc cũng nhẹ hơn, cách nhiệt tốt hơn.

    Đầu lọc thuốc lá bị phân hủy sinh học khá chậm và phải mất nhiều năm để phân hủy hoàn toàn. Kim loại nặng như asen, crom, niken và cadimi có thể ngấm từ các đầu lọc vào đất và nguồn nước.

    Khoảng 6 nghìn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất mỗi năm, tạo ra 1,2 triệu tấn chất thải tàn thuốc. Những con số này dự kiến sẽ còn tăng hơn 50% vào năm 2025, chủ yếu là do sự gia tăng dân số thế giới.

    Tại Úc, những người hút thuốc sử dụng khoảng 25-30 tỉ điếu thuốc lá có đầu lọc lọc mỗi năm. Trong đó, lượng rác thải tạo ra tương đương với khoảng 7 tỷ điếu thuốc lá.

    Nhóm nghiên cứu của Mohajerani đã cho thấy chỉ cần bổ sung thêm lượng nhỏ đầu lọc thuốc lá (1%) vào thành phần gạch có thể giúp giảm đến 58% năng lượng cần thiết để nung gạch.

    Gạch đất sét có bổ sung đầu lọc thuốc cũng nhẹ hơn, cách nhiệt tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc giúp giảm chi phí sưởi ấm và làm mát trong nhà.

    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cách giải quyết đầu lọc thuốc lá của các nhà khoa học Úc

Share This Page