Giả thuyết về việc Giáo hoàng Francis cắt phổi

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 15, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 321)

    Thứ năm, 14/3/2013, 14:57 GMT+7
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hồng y Jorge Bergoglio, người vừa trở thành Giáo hoàng thứ 266, chủ trì một thánh lễ tại thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 14/2/2013. Ảnh: AP.
    Ngay sau khi hồng y Jorge Bergoglio, 76 tuổi, trở thành giáo hoàng thứ 266 của Tòa thánh Vatican, các báo đưa tin ông từng trải qua ca phẫu thuật để cắt một lá phổi khi còn là một thiếu niên. Các chuyên gia y tế đưa ra hai giả thuyết về nguyên nhân khiến Giáo hoàng Francis phải chấp nhận ca phẫu thuật, Time đưa tin.
    "Có lẽ phổi của Giáo hoàng Francis từng nhiễm trùng rất nặng. Thậm chí có thể vết áp xe đã xuất hiện. Đó là nguyên nhân khiến hiện tượng xuất huyết xảy ra. Nếu máu chảy ồ ạt trong phổi vào thời đó, bác sĩ chỉ có thể cắt lá phổi, đưa ra ngoài cơ thể để ngăn chặn hiện tượng xuất huyết", bác sĩ John Belperio - một giáo sư về phổi và các bệnh cấp tính của Đại học California tại thành phố Los Angles, Mỹ - phát biểu.
    Phần lớn hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn không gây nên tổn thương nghiêm trọng cho mô phổi. Song một số chủng vi khuẩn, như staphylococci, có thể "ăn" những bộ phận nội tạng, khiến các bác sĩ phải cắt bỏ mô nhiễm trùng để vi khuẩn không lây sang các mô khác.
    Nấm, bệnh lao, viêm phổi có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng nếu bệnh nhân không kiểm soát chúng cẩn thận. Hậu quả là bác sĩ sẽ phải cắt lá phổi.
    Một giả thuyết khác là Giáo hoàng Francis hứng chịu một khiếm khuyết bẩm sinh khiến các mạch máu phát triển quá mức và lấn vào túi phổi khiến ông không thể hô hấp bình thường. Ngoài ra, khiếm khuyết đó cũng có thể khiến các mô phổi phát triển bất thường.
    May mắn thay, việc mất một lá phổi không hề ảnh hưởng tới sức khỏe vì cơ thể con người vốn chỉ cần một lá phổi. Vấn đề duy nhất mà Giáo hoàng Francis phải lưu tâm là khả năng kháng bệnh hô hấp của ông thấp hơn so với những người có đủ hai lá phổi. Điều đó có nghĩa là, nếu ông bị cúm, nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn người bình thường. Ngoài ra nguy cơ viêm phổi của ông cũng lớn hơn.
    "Việc sức khỏe của Giáo hoàng Francis vẫn tốt cho thấy ca phẫu thuật cắt lá phổi từ thời niên thiếu không hề cản trở ông tận hưởng một cuộc sống bình thường và năng động", Belperio nói.
    Một số nghiên cứu đối với trẻ em cho thấy phổi của trẻ có thể tái tạo một lượng mô nhất định để thay thế những mô phổi đã mất.
    "Nếu Giáo hoàng Francis thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm - như tiêm vắc-xin ngừa viêm phổi và tiêm phòng cúm hàng năm - thì người ta sẽ không phải lo ngại về sức khỏe của ông", tiến sĩ Crystal bình luận.
    Minh Long
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Giả thuyết về việc Giáo hoàng Francis cắt phổi

Share This Page