Ấm cúng mâm cỗ mùng 2 Tết

Discussion in 'Trổ tài vào bếp' started by bboy_nonoyes, Feb 20, 2015.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 282)

    Phần lớn, mâm cỗ ngày mùng 2 Tết cổ truyền cũng không khác so với ngày mùng 1 hay 30 Tết. Tuy nhiên, bạn có thể thêm thắt một vài món mới cho khác lạ, khiến mâm cỗ hấp dẫn hơn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Gà luộc

    Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Để luộc gà ngon cúng giao thừa, chị em có thể tham khảo tại đây.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Xôi vò

    Gạo vo sạch, ngâm khoảng 8 tiếng qua đêm. Rửa lại gạo cho sạch, để thật ráo nước sau đó cho 1/2 thìa cà phê muối trộn đều. Lưu ý là gạo phải để thật ráo nếu không nấu xôi hạt gạo sẽ không được tơi, dính liền với nhau. Nếu cẩn thận hơn, các bạn có thể lấy khăn bông thấm đều hạt gạo.

    Đỗ xanh ngâm trước 4 tiếng, rửa sạch, để ráo nước, trộn cùng 1/2 thìa cà phê muối. Cho đỗ vào xửng hấp chín. Dùng đũa tạo lỗ trên mặt xửng để đỗ được chín đều.

    Hấp đỗ khoảng 15- 20 phút là đỗ chín. Các bạn dùng tay miết hạt đỗ thấy mịn là được. Cho đỗ vào máy xay, xay nhuyễn. Cho 1/2 đậu xanh xay nhuyễn trộn cùng gạo nếp. Cho 2 thìa dầu ăn trộn cùng để hạt gạo bóng bẩy, béo ngậy, khi nấu không bị dính vào nhau. Đeo bao tay vò nhẹ để hạt gạo được bao bọc quanh 1 lớp đậu xanh. Đây chính là điều làm nên cái tên của món xôi này.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cho gạo vào xửng hấp chín, tạo lỗ trên mặt xửng để gạo chín đều. Hấp khoảng 20 phút là gạo chín, dùng tay miết hạt gạo thấy không còn nhân là được. Lưu ý trong quá trình hấp cứ khoảng 5-10 phút thì các bạn dùng khăn bông lau hết phần nước ở nắp vung để nước không chảy xuống giúp hạt gạo được khô ráo. Cho xôi ra mâm, trút hết 1/2 đậu xanh còn lại đảo đều.

    Cho xôi tiếp vào xửng hấp thêm khoảng 5 phút là được. Xôi chín, các bạn cho ra mâm, đợi xôi nguội cho thêm 2 thìa đường vào trộn đều để xôi có vị ngọt nhẹ. Thế là chúng ta đã có món xôi vò béo ngậy, thơm ngon. Mỗi hạt xôi được bao quanh một lớp đậu xanh bùi bùi. Từng hạt tơi mịn tách rời nhau ra nhưng vẫn dẻo thơm, mềm mại.

    Canh miến nấu lòng gà

    Miến đem ngâm với nước cho nở. Mộc nhĩ, nấm hương cũng ngâm nước cho nở, mộc nhĩ rửa sạch, nấm hương cắt chân. Hành, răm…nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương thái chỉ. Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.

    Miến sau khi ngâm với nước vớt ra rửa sạch và cắt ngắn. Cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín. Nước dùng đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát, bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Ướp thịt bò với gừng, tỏi đập dập, 1/2 muỗng hạt nêm và 1 chút dầu ăn để thịt bò có độ mềm, sau khi xào không bị khô.

    Bò xào rau cần

    Rau cần nhặt rễ già, dùng dao phạt bớt lá rồi đem rửa sạch với nhiều lượt nước, vớt rau ra rổ cho ráo, cắt khúc ngắn cỡ 5 cm.

    Cà chua cắt bỏ núm, bổ múi cau. Đun dầu ăn nóng già, thả vài tép tỏi đập dập vào phi thơm rồi cho thịt bò vào xào nhanh tay, trút ra bát để riêng. Dùng chính chiếc chảo vừa xào thịt bỏ, tiếp tục rót dầu ăn vào và xào cà chua để tạo màu, sau đó cho đến rau cần, nêm gia vị cho rau có độ mặn vừa miệng.

    Trút thịt bò vào chảo rau, đảo thêm vài lượt rồi tắt bếp. Để món rau cần xào thịt bò của chúng ta có hương vị thơm ngon, cũng như màu sắc đẹp mắt thì có 1 lưu ý nhỏ: cả thịt bò lẫn rau cần các bạn nên xào to lửa và đảo thật nhanh tay nhé.

    Bánh chưng

    Cũng giống như gà luộc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng thường được các gia đình nấu vào giáp Tết như từ 27 cho đến 30 âm lịch hàng năm. Bạn có thể tham khảo cách gói và nấu bánh chưng tại đây nhé.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Chả phượng

    PHẦN 1: HƯỚNG DẪN TỈA ĐẦU PHƯỢNG

    Để tỉa được đầu Phượng bạn chuẩn bị nguyên liệu sau: 1 củ cà rốt, ½ củ hành tây, một ít rau mùi, 2 hạt tiêu đen.

    Bào sạch vỏ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12-13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của Phượng.

    Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ Phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân Phượng.

    Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ Phượng, phần đầu gọt tròn. Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình.

    Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu Phượng.

    Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu Phượng. Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim. Sau đó dùng dao xúc hình chưa V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim Phượng. Như vậy là hình chú chim Phượng đã được tạo hình xong.

    Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim Phượng. Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt rau mùi phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim Phượng.

    PHẦN 2: LÀM CHẢ PHƯỢNG

    Đập trứng ra bát rồi đánh trứng với phần bột năng đã hòa với nước trước đó. Dùng bột năng khi đánh trứng sẽ làm cho lát trứng khi tráng mỏng vẫn có được độ dai, mịn. Nếu bạn thích trứng có màu đậm bạn có thể pha thêm ít dầu điều khi đánh trứng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra bát. Trứng sau khi đánh đã tan hết bọt, bạn múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ láng một lớp mỏng kín mặt chảo. Để láng được đều trước khi đổ trứng bạn phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy láng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng khô thì nhấc chảo lắc nhẹ để trứng đổ ra đĩa. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.

    Giò sống bạn trộn đều với một thìa hạt tiêu, một ít hạt nêm. Đậu cove tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt và đem luộc chín. Trứng tráng sau như vậy các nguyên liệu đã đầy đủ trước khi bọc chả.

    Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài, múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo. Đặt miếng rong biển tiếp lên trên rồi quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình. Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống rồi đặt tiếp lên trên đấy đậu cove luộc.

    Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân, sao cho cà rốt và đậu cove được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.

    Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15-20 phút thì chín. Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày. Xếp các miếng chả chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình. Bạn sẽ thấy màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim Phượng vô cùng bắt mắt.

    Nem công

    Nấm hương, nấm mèo ngâm với nước ấm 15 phút cho nở rồi rửa lại bằng nước lại, vắt khô, thái nhỏ. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu chừa đuôi, rút bỏ chỉ đen nơi sống lưng. Thịt nạc băm nhỏ với 2 múi tỏi. Hành lá thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi ngắn. Bún gạo khô bẻ vụn.

    Cho tất cả nguyên liệu vừa sơ chế (trừ tôm) vào thố, đập 1 quả trứng, nêm gia vị vừa ăn.

    Bạn đeo găng tay nilon vào bóp cho nhân ngấm đều gia vị.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cuốn nem: cắt bánh tráng chả rế làm đôi. Chồng 2 miếng lên nhau, cho thịt rồi đến tôm, đuôi tôm thò ra ngoài.

    Sau khi cuốn xong cho nem vào tủ lạnh ngăn mát. Tỉa từng chiếc lông công, mình dùng bằng củ cải trắng. Tỉa cà rốt để làm mắt, mào và tỉa hình những giọt nước để tạo điểm nhấn cho đuôi. Mỏ công được làm bằng quả ớt hoặc cà rốt. Tỉa xong các chi tiết thì dùng kim cúc (hoặc tăm tre) kết chúng lại với nhau. Tỉa hoàn thành thì lấy nem ra rán và bày trí. Hoặc bạn có thể xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết cách tỉa con công nhé!

    Nem được dùng kèm rau sống và nước mắm chua ngọt.


    Xem thêm chủ đề: mam co tet, tet nguyen dan, tet co truyen, nhung mon an ngon, các món ăn ngon, nau an, mon ngon, quan ngon, mon an ngon, am thuc, am thuc viet nam, mon ngon moi ngay, bep eva, bao phu nu, the gioi phu nu, bao gia dinh, gia dinh, eva

    [​IMG]
    Nguồn EVA.VN
     
  2. Facebook comment - Ấm cúng mâm cỗ mùng 2 Tết

Share This Page