NASA sắp chụp được ảnh rõ nét hơn về hành tinh lùn Pluto

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Jan 27, 2015.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 453)

    Sau 9 năm rời Trái Đất, tàu vũ trụ "Chân trời mới" đang tiến gần hơn tới hành tinh lùn Pluto (hay còn gọi là Diêm Vương tinh) và bắt đầu chụp ảnh thiên thể này từ ngày 25/01/2015.

    >>> Mở lại cuộc tranh luận về sao Diêm Vương

    Người phát ngôn của Phòng Thí nghiệm ứng dụng vật lý thuộc Đại học Johns Hopkins, ông Mike Buckley, cho biết: "Tàu vũ trụ "Chân trời mới" được cài đặt để bắt đầu chụp ảnh Pluto từ hôm 26/1, tuy nhiên với khoảng cách 130 triệu dặm hiện nay giữa tàu vũ trụ này với Pluto thì các bức ảnh vẫn còn không rõ nét". Ông Buckley nói rõ các bức ảnh nhận được về Pluto và Charon, vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, chỉ mới là các điểm ảnh như sự hiển thị của các ngôi sao khác.

    Tàu vũ trụ "Chân trời mới" được tên lửa Atlas V phóng ra ngoài không gian từ Mũi Canaveral ở bang Florida để thực hiện chuyến đi dài 3 tỷ dặm bay tới Pluto kể từ tháng 01/2006. Tàu này được trang bị 7 thiết bị, trong đó có máy đo quang phổ tia cực tím và tia hồng ngoại, máy quay đa sắc, máy quay viễn vọng độ phân giải cao và máy dò bụi không gian.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Guardian

    Các nhà khoa học NASA đã đặt tàu "Chân trời mới" vào trạng thái ngừng hoạt động từ tháng 12/2014 để nó trôi có định hướng tới Pluto và Charon, đồng thời chuẩn bị các điều kiện thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh hai thiên thể này.

    Theo kế hoạch, tàu vũ trụ này dự kiến tới gần Pluto vào ngày 14/7/2015.

    Ông Buckley cho biết NASA hy vọng bức ảnh đầu tiên được truyền về Trái Đất vào tuần này và họ sẽ sớm đưa ra công chúng.

    Mặc dù mức độ ánh sáng yếu phản chiếu từ bề mặt của hành tinh lùn Pluto, NASA tin tưởng rằng tàu vũ trụ "Chân trời mới" vẫn có thể tập hợp đủ dữ liệu từ bề mặt của Pluto và Charon để chụp ảnh về bản đồ địa hình trên hai thiên thể này.

    Sau khi hoàn thành khảo sát Pluto trong vòng 6 tháng, tàu "Chân trời mới" sẽ hướng đến các mục tiêu khác ở vành đai Kuiper, một nhóm gồm các thiên thể có quỹ đạo còn sót lại từ sau khi sinh ra Hệ Mặt Trời cách đây 4 tỷ năm trước.

    Pluto có đường kính khoảng 2.300km, nhỏ hơn Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng nhỏ hơn Trái Đất 500 lần. Pluto quay một vòng quanh Mặt Trời hết 247 năm 8 tháng.

    Năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã loại Pluto ra khỏi danh sách 9 hành tinh trong Hệ Mặt Trời do Pluto không đáp ứng được tiêu chí về khối lượng của một hành tinh.

    [​IMG]
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - NASA sắp chụp được ảnh rõ nét hơn về hành tinh lùn Pluto

Share This Page