Cách làm quan trọng hơn kết quả

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 25, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 423)

    (PCWorldVN) Chia sẻ kết quả chỉ giúp chúng ta nhét đầy thông tin vào não bộ mà thôi, chia sẻ lối nghĩ, cách suy luận sẽ giúp chúng ta rèn giũa tư duy. Nhưng làm thế nào để chia sẻ?


    Từ khi Internet phổ biến, việc chia sẻ thông tin là điều vô cùng dễ dàng nhờ có những công cụ "tiện tay" như Facebook, Twitter, email… Không ai phủ nhận điềunày . Nhưng ở đây, chúng ta chỉ mới dừng ở bước chia sẻ kết quả mà thôi. Bắt gặp đâu đó trên Internet một tin giật gân nào đó, chúng ta dễ dàng tìm được ngay nút "Share", hoặc copy đường dẫn ấy và đăng ngay lên Facebook, hoặc retweet trên Twitter, hoặc tag bạn bè… Có bao giờ nghĩ đến việc tại sao mình gặp được cái tin giật gân đó?

    Từ khi có Google, có vẻ phương pháp tìm kiếm thông tin đầu tiên là "hỏi anh Gồ", rồi mới tới các bước khác nếu Google không trả lời được. Trước khi có Google, để tìm thông tin nào đó, chẳng hạn như làm cách nào để bắt được tổ ong trên cành cây, hay tổng thống thứ 3 của nước Mỹ là ai, điều đầu tiên mà chúng ta thường làm là: (1) hỏi người thân, bạn bè; (2) đến thư viện; (3) lặp lại bước (1)… Và rồi, các công cụ tìm kiếm lần lượt xuất hiện, giải quyết hết cho chúng ta những câu hỏi thường thức mà không cần bạn phải "đọc nát" tuyển tập "1.000 câu hỏi vì sao" nữa.

    Nếu đặt ra bài toán 35 + 11 bằng bao nhiêu, bạn có thể nói ngay được kết quả là 46. Chúng ta biết có 2 cách làm tính cộng phổ biến: đầu tiên là cách thông thường theo công thức toán học mà chúng ta được học bấy lâu, sắp dọc 2 con số và cộng hàng đơn vị trước, rồi đến hàng chục; nhưng cách thứ hai dễ dàng hơn là cách cộng tròn số (35 + 10 + 1). Đương nhiên kết quả vẫn là 46 nhưng quá trình nhẩm tính ra kết quả mới xác định được giá trị bản thân. Xa hơn chút nữa, bạn còn nhớ Lê Bá Khánh Trình? Ông là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán Quốc tế ở London năm 1979, khi ông là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế. Ông đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, nhưng điểm sáng nhất của ông là đoạt một giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. Bởi vì kết quả chỉ là sản phẩm, quy trình và thời gian để có được nó mới là "cái hồn" của nó. Kẻ khủng bố không cần đến bom, chúng chỉ cần kẻ chế tạo được bom. Bản vẽ là thứ giá trị với một kiến trúc sư, không phải tòa nhà. Mã nguồn là thứ giá trị với một doanh nghiệp phần mềm…

    [​IMG]
    Lê Bá Khánh Trình.

    Quay trở lại với việc chia sẻ thông tin phía trên, nếu ta chia sẻ kết quả cho bạn bè trên Facebook thì là việc rất dễ dàng, chỉ cần vài cái chạm tay là kết quả đó đến với... cả thế giới. Bạn dễ dàng chia sẻ thành quả tổ ong bắt được trên cành cây hay tên tuổi của vị tổng thống Mỹ đời thứ 3 trong vòng vài nốt nhạc. Vậy nếu chia sẻ quá trình tìm ra kết quả thì sao?

    Trả lời cho câu hỏi này không dễ và sẽ thật tuyệt vời nếu trả lời được. Chúng ta sẽ biết đâu là lối tắt, đâu là giải pháp tối ưu cho một vấn đề, rồi từ đó chúng ta tự "rèn" được lối tư duy và suy nghĩ khác đi khi tiếp cận hay giải quyết rắc rối nào đó. Phương pháp bản đồ tư duy (mindmap) có thể là lời giải đáp khả thi nhất cho đến nay. Nhưng liệu có ai khác nhìn vào bản đồ tư duy của bạn sẽ biết ngay được bạn tìm kiếm, suy luận ra được kết quả như thế nào (dĩ nhiên bạn sẵn lòng chia sẻ)? Nếu bạn là giáo viên, khi chấm bài học sinh, hẳn bạn sẽ có suy nghĩ rằng học trò của mình làm thế nào nghĩ ra được đáp án đó, là quá trình cho ra được đáp án, không phải là bản thân đáp án. Và nếu bạn biết được cách giải quyết đề bài của học sinh xuất sắc nào đó, có thể điểm 10 là chưa đủ đánh giá (vì lẽ đó nên mới có điểm 10+).

    Hầu như mọi vấn đề hiện nay, chúng ta đều tìm trên Internet. Và quá trình tìm kiếm thông tin rải rác, rồi tổng hợp thông tin để có được câu trả lời cho vấn đề của chúng ta, bộ đệm cache của trình duyệt chính là nơi lưu trữ quá trình tìm câu trả lời đó. Twingl, công ty khởi nghiệp gốc New Zealand, vừa đưa ra một add-on cho trình duyệt Chrome để giúp chúng ta chia sẻ cách tìm thông tin trên mạng. Add-on đóblà Trailblazer, tạo ra các bản đồ như mạng nhện về các hoạt động trực tuyến của bạn. Lịch sử trình duyệt chính là nơi chúng ta nảy sinh ý tưởng. Twingl tổ chức cuộc thi cho một nhóm học sinh: dùng game Minecraft để xây dựng lại các địa điểm lịch sử, và họ sử dụng Trailblazer để xem học sinh thực hiện thế nào, tìm kiếm thông tin thế nào và quan trọng là chia sẻ thông tin đó thế nào.

    [​IMG]
    Trailblazer đang trong quá trình phát triển, giúp người dùng chia sẻ cách suy nghĩ, tìm kiếm thông tin.

    Nghĩ về cách chúng ta suy nghĩ, các nhà tâm lý học gọi đó là metacognition. Trailblazer cho chúng ta xem bản chụp X-quang hoạt động não bộ của chúng ta. Nhấn vào một node trong ảnh chụp ấy, công cụ này sẽ liệt kê một loạt hoạt động tìm kiếm của chúng ta liên quan đến vấn đề nhỏ nào đó. Lúc ấy, chúng ta sẽ nhận ra rằng: cuộc hành trình mới là thú vị, không phải đích đến.

    Còn bạn, bạn nghĩ thế nào? Hãy để lại nhận xét bên dưới.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Cách làm quan trọng hơn kết quả

Share This Page