Mua máy ảnh gì cuối năm đón tết

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 4, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 356)

    (PCWorldVN) Máy compact – PnS nhỏ gọn dành cho người dễ tính trong khi máy DSLR thích hợp với người coi trọng chất lượng ảnh. Mirroless không gương lật là sự trung hòa của cả hai loại trên.


    Khi đặt ra câu hỏi "nên mua máy ảnh gì?" thì với hàng trăm mẫu sản phẩm đang có trên thị trường để lựa chọn, thông tin về hình dạng, kích thước, tính năng của những chiếc máy mới nhất sẽ khiến bạn choáng ngợp. Sau những thông số đó thì đến phần giá cả sẽ quyết định việc nên mua loại nào.

    Bạn muốn một chiếc máy nhỏ gọn và cơ bản để ghi nhận những khoảnh khắc trong cuộc sống thì ngoài smartphone ra còn có thiết bị nào phù hợp hơn? Một chiếc máy bỏ túi hay máy không gương lật, hoặc có thể chiếc DSLR hầm hố cho chất lượng ảnh cao? Sau đây là những lưu ý để có thể mua một chiếc máy ảnh phù hợp nhu cầu của bạn với mức giá tốt nhất.

    [​IMG]

    Máy ảnh compact

    Những chiếc máy ảnh nhỏ với ống kính gắn liền thường được gọi là máy "p>
    [​IMG]

    Canon Powershot N có phong cách thiết kế thời trang


    Trong dòng sản phẩm
    máy ảnh nhỏ gọn cao cấp thì nổi bật nhất là Sony với những sản phẩm không còn mới trên thị trường như DSC-RX1R có cảm biến 35 mm Full-Frame, 24,3-megapixel Exmor có giá 65 triệu đồng. Dòng sản phẩm hạng sang này có mức giá “trên trời” nhưng vẫn được nhà sản xuất đưa ra thị trường để làm thương hiệu cũng như phục vụ cho một số đối tượng hẹp. Với mức giá thấp hơn thì bạn có thể cân nhắc các sản phẩm khác có chất lượng hình ảnh cao như PowerShot N2 phong cách của Canon (6 triệu), Coolpix A cổ điển của Nikon (15 triệu) hay cảm biến hình ảnh mạnh mẽ Fujifilm X30 (13 triệu).

    Máy ảnh ống kính rời

    Khi cảm thấy bị giới hạn bởi những tính năng của máy ảnh PnS (máy compact) thì bạn đã có lý do chính đáng để xem xét mua một chiếc máy ảnh DSLR hoặc mirroless (không gương lật). Những dòng máy ảnh này được trang bị cảm biến hình ảnh lớn hơn nhiều, chất lượng hình ảnh cao, tiện điều khiển bằng tay, hiệu suất cao và rất linh hoạt trong việc chuyển đổi ống kính.

    Tuy nhiên để đạt được những điều đó thì chi phí đầu tư vào cuộc chơi DSLR hay mirroless là khá lớn, nhất là khi bạn muốn bổ sung thêm nhiều ống kính. Cần phải nhớ rằng bạn đang mua không chỉ máy ảnh, mà sẽ phải theo đuổi và quan tâm đến nhiều món đồ, phụ kiện liên quan khác, chẳng hạn như ống kính các loại, đèn flash...

    Dưới đây là những khía cạnh quan trọng nhất cần xem xét khi bạn quyết định mua một máy ảnh có thể hoán đổi ống kính.

    Điểm ảnh
    Số megapixel cao không có nghĩa là chất lượng hình ảnh tốt hơn.Tuy nhiên, số điểm ảnh lớn cho phép bạn linh hoạt hơn khi cắt cúp hoặc phóng to hình ảnh. Hiện nay, hầu hết các máy ảnh cung cấp độ phân giải ít nhất là 10 megapixel. Độ phân giải này là quá mức cần thiết đối với nhu cầu thông thường về chụp ảnh của bạn. Cần lưu ý rằng số lượng điểm ảnh càng lớn thì file xuất ra trên thẻ nhớ hay lưu trữ trên đĩa cứng của máy tính càng chiếm nhiều chỗ hơn.

    Cảm biến
    Nhận biết về cảm biến hình ảnh khá quan trọng trong việc lựa chọn máy ảnh. Khi xem xét kích thước cảm biến, bạn sẽ đối mặt với những thuật ngữ như Four-thirds và Micro four-thirds, APS-C, full-frame, và nhiều hơn nữa.

    [​IMG]

    Fujifilm X30 với cảm biến mạnh mẽ

    Để phân biệt các loại cảm ứng, các nhà sản xuất dựa vào khung phim tiêu chuẩn của máy ảnh cơ chụp bằng phim nhựa 24mm x 36mm (máy phim 35mm). Hiện tại độ dài tiêu cự dành cho máy ảnh số thường được quy đổi qua định dạng 35mm. Các cảm biến APS-C tiêu chuẩn phổ thông hiện tại có sự quy đổi 1,5 lần so với định dạng 35mm. Điều này có nghĩa rằng ống kính 18-55mm kit đi kèm với hầu hết các máy ảnh số ống kính rời hiện nay được quy đổi thành 27-82,5mm.

    Một bộ cảm biến lớn (về kích thước) sẽ có nhiều lợi thế hơn. Thành phần này của máy ảnh cho phép bạn kiểm soát tốt hơn độ sâu hay giảm thiểu độ nhiễu sáng của ảnh. Cảm biến 14 -megapixel của máy ảnh ống kính rời có kích thước điểm ảnh lớn hơn nhiều so với máy point-and-shoot cùng độ phân giải, giúp thiết lập độ nhạy sáng cao hơn, được đo bằng chỉ số ISO, mà không tạo ra nhiều hạt nhiễu sáng. Một ưu điểm nữa là diện tích bề mặt cảm biến lớn cho phép việc chuyển đổi màu sắc hoặc độ sáng mạnh mẽ khiến bức ảnh đạt được chiều sâu và tự nhiên hơn.

    [​IMG]

    Cân nhắc trong việc lựa chọn cảm biến


    Một số D-SLR cao cấp hơn như Canon EOS 6D (37,6 triệu) hay Nikon D610 (35 triệu) sử dụng cảm biến fullframe bằng kích thước phim 35mm. Những máy ảnh full-frame đắt hơn nhiều so với dòng máy sử dụng cảm biến APS-C.

    Nếu bạn thấy mình đang có nhu cầu hướng đến máy ảnh full-frame trong tương lai, hãy cẩn thận trong việc mua ống kính. Một số ống kính được thiết kế chỉ để sử dụng với cảm biến APS-C. Canon với dòng ống kính APS-C của nó như là EF-S, trong khi ống kính fullframe là EF. Nikon có một cách tiếp cận tương tự, với ống kính APS-C DX và ống kính FX.

    Hệ thống lấy nét và tốc độ chụp
    Máy ảnh ống kính rời có một lợi thế lớn là hệ thống lấy nét và tốc độ chụp. Máy D-SLR và mirroless hiện nay thường lấy nét rất nhanh và độ trễ màn trập gần như là không có.

    Khả năng chụp liên tục được tính theo số khung hình mỗi giây. Ở mức tối thiểu, bạn nên tìm chiếc máy ảnh có thể chụp 3 khung hình mỗi giây, mặc dù trong lĩnh vực thể thao và ảnh động vật thì phải cần tốc độ cao hơn nhiều.

    [​IMG]

    Canon 1200D với sự kết hợp của ống kính STM


    Tất nhiên, các hệ thống tự động lấy nét cũng cần phải rất nhanh để có thể theo kịp với tốc độ khung hình. Máy D-SLR cơ bản như Nikon D3300 với ống kit có mức giá khoảng 10,5 triệu VNĐ là bước khởi đầu tốt. Hệ thống lấy nét với 11 điểm và tốc độ khung hình là 5fps cho phép D3300 Kit vượt trội hơn nhiều đối thủ cùng cấp. Ngoài ra có hơn 70 ống kính và phụ kiện giúp bạn có thể thoải mái lựa chọn và cân nhắc. Đối trọng với Nikon chính là EOS 1200D Kit (11,8 triệu) với hệ thống ống kính STM mới, có mức giá khoảng 12 triệu bao gồm ống kính kèm theo.

    Các loại máy ảnh khác với tốc độ chụp tương tự và giá phải chăng thì còn phải kể đến Pentax K50 (11,5 triệu) và Canon 100D (12,6 triệu), trong đó Canon 100D vượt trội hơn ở khả năng kết nối Wi-Fi và màn hình cảm ứng.

    [​IMG]

    Nikon D3300 với ống kit


    Tuy nhiên ở phân khúc cao cấp hơn thì Canon đã đưa ra một giải pháp thú vị với công nghệ Dual Pixel AF được tích hợp vào cảm biến, cho khả năng lấy nét nhanh và đa dạng hơn. Điển hình là Canon 70D (27,2 triệu) vừa được giới thiệu vào quý 3/2014 vừa rồi.

    Quay video
    Quay video bây giờ là một tính năng tiêu chuẩn trong máy ảnh số. Khi mua máy ảnh thì ngoài việc tìm loại có tính năng tự động lấy nét liên tục trong khi quay, bạn cũng nên kiểm tra tốc độ căn nét tự động khi chụp bằng cách sử dụng liveview, vì nó có thể rất chậm. Một jack micro đầu vào là quan trọng nếu bạn có kế hoạch sử dụng chức năng video, mic ngoài cho phép ghi âm thanh tốt hơn nhiều so với micro tích hợp sẵn trên máy ảnh.

    Lựa chọn máy ảnh nhỏ gọn ống kính rời
    Bạn muốn tốc độ và hình ảnh chất lượng cao, nhưng không muốn mang theo mình một máy D-SLR nặng nề? Bạn có thể cân nhắc máy ảnh không gương lật cảm biến Micro Four Thirds có kích thước nhỏ hơn chút so với APS-C. Trong số các nhà sản xuất máy ảnh không gương lật có mặt tại thị trường Việt Nam, Olympus và Panasonic còn hạn chế về việc phân phối sản phẩm. Canon và Nikon thì không quá mặn mà với dòng sản phẩm này nên người dùng cũng không có nhiều lựa chọn từ 2 thương hiệu phổ biến tại Việt Nam. Còn lại Fujifilm và Sony là hai hãng đầu tư mạnh mẽ về sự đa dạng của sản phẩm.

    Ưu điểm của dòng máy này là chất lượng hình ảnh tương đương so với máy DSLR, nhưng không quá ồn ào và cũng rất nhỏ gọn. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất vẫn là hệ thống ống kính và hiệu suất xử lý chưa cao. Giá thành cao cũng là một trở ngại để tiếp cận người dùng phổ thông.

    Máy ảnh không gương lật Olympus, Panasonic
    Olympus và Panasonic cùng sử dụng chung hệ thống ống kính. Sự liên minh này cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn ống kính chất lượng cao ở nhiều phân khúc.

    Thân máy Olympus EM1 (30 triệu) không có ống kính đi kèm, có chất lượng hình ảnh tốt và trọng lượng nhẹ. Thiết bị này cho chất lượng video cũng khá ổn với ống kính cơ bản Olympus 40-150 mm F4.0-5.6 M. (3 triệu) hoặc cao cấp hơn thì sử dụng ống kính Leica 25mm f / 1.4 Micro 4/3 (13 triệu) của Panasonic. Nếu mức giá trên quá cao đối với bạn thì một lựa chọn khác đáng chú ý là Olympus EM5 (22 triệu) với thiết kế hoài cổ giống như các máy ảnh dùng phim cũ Olympus.

    [​IMG]

    Olympus EM1 với hệ ống kính phong phú


    Micro Four Thirds Lumix G - máy ảnh nhỏ gọn của Panasonic đã định hình thị trường từ năm 2008 và dòng máy GH đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhiếp ảnh. Sản phẩm mới nhất trong dòng này, DMC-GH4 (43 triệu) là máy không gương lật đầu tiên quay video ở định dạng độ nét cao 4K, cho video ở độ phân giải 4.096 x 2.160 ở 24fps, định dạng được sử dụng trong nhiều bộ phim mới nhất Hollywood.

    Máy ảnh không gương lật Fuji
    Fuji X-T1 (27,5 triệu) là một lựa chọn sáng giá trong dòng máy ảnh không gương lật. Fujifilm nổi bật với hệ thống màu sắc chuẩn mực, kèm theo đó là kinh nghiệm sản xuất ống kính cho máy ảnh Hassleblad (dòng máy ảnh chuyên nghiệp) huyền thoại có thể khiến người dùng an tâm về chất lượng.

    [​IMG]

    Fujifilm X-T1

    Hệ thống kính ngắm trên máy ảnh này khá xuất sắc, việc điều khiển bằng tay ISO, bù trừ sáng và tốc độ màn trập không sử dụng hệ thống menu mang lại trải nghiệm mới. Ống kính dành cho người mới bắt đầu có thể là 18-55mm.

    Ngoài ra máy ảnh Fujifilm X-E1 (14 triệu) cũng là một sự lựa chọn đáng chú ý khi máy này có khả năng quay video chất lượng rất tốt.

    Máy ảnh không gương lật Sony
    Máy ảnh không gương lật mới nhất của Sony A7s (48 triệu) với trang bị cảm biến full-frame duy nhất trên thị trường. Thiết bị này có khả năng ISO cao nổi tiếng khi có thể mở rộng lên đến 409.600. Ngoài ra, hệ thống Sony NEX được công nhận tại thị trường Việt Nam nhưng trong năm vừa qua hãng không có bổ sung một thiết bị mới nào. Thay vào đó Sony đã giới thiệu Alpha 3000, vẫn giữ được cảm biến APS-C, ống kính NEX gắn kết và hệ thống điều khiển tiên tiến nhưng thiết kế với một thân máy dạng SLR.

    [​IMG]

    Sony A7s với cảm biến full-frame chuyên nghiệp

    Lựa chọn ống kính và phụ kiện

    Hầu hết người dùng bắt đầu không có nhu cầu nhiều về hệ thống ống kính, ngoài ống kính đi kèm (ống kit) thì bạn có thể cân nhắc một số chủng loại khác. Đầu tiên là một telezoom để bổ sung cho các ống kính 18-55mm tiêu chuẩn. Thường có ống zoom phù hợp, bắt đầu từ 55mm và lên đến 200mm hoặc 300mm, sẽ giúp bạn có được bức ảnh tốt hơn ở cự ly xa. Giá cho dòng ống kính này vào khoảng 4 - 6 triệu cho máy DSLR và 5 - 9 triệu cho máy mirroless. Kế tiếp là ống kính có khả năng quy đổi ra tiêu cự 50mm trên cảm biến APSC-C phổ biến với dòng ống 35 mm. Hệ thống ống kính 35mm có mức giá khá cao và ổn định nếu mua đồ cũ. Ngoài ra ống kinh 50 f/1.8 giá rẻ là rất phù hợp với loại hình chân dung. Đèn flash cũng là một phụ kiện đáng cân nhắc với chi phí từ 4 - 12 triệu, cho phép tăng hiệu suất xử lý ánh sáng nhân tạo.

    Kết luận

    Nếu bạn muốn một máy ảnh chụp nhanh không đòi hỏi nhiều và dễ dàng mang theo thì lựa chọn dòng máy compact. Nhóm này cũng bao gồm nhiều phân khúc như dải zoom lớn hay dòng máy ảnh hi-end chất lượng cao. Đây là dòng máy ảnh có mức giá rộng nhất từ 3 triệu cho đến 65 triệu đồng.

    Nếu bạn nghiêm túc về nhiếp ảnh, thì cần một hệ thống DSLR là lựa chọn tốt nhất tại thời điểm hiện tại. Còn máy ảnh không gương lật là sự kết hợp hoàn hảo giữa máy ảnh compact và máy ảnh DSLR, tuy nhiên giá thành và hiệu suất của loại này lại là điều cần phải cân nhắc.


    PC World VN 12/2014


    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Mua máy ảnh gì cuối năm đón tết

Share This Page