Thiết bị đeo có đi chệch hướng?

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Nov 14, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 484)

    (PCWorldVN) Tại sự kiện Wearables + Things vừa diễn ra tại Mỹ, có thể thấy loại thiết bị đeo theo dõi sức khỏe cá nhân cần được cộng đồng nhìn nhận theo hướng khác đi so với những dòng thiết bị di động khác.


    Internet of Things đang trở thành một thứ gì đó hữu hình: bước chân được đếm chính xác hơn, giấc ngủ được ghi nhận chi tiết hơn, các hoạt động được "ứng dụng hóa" nhiều hơn. Nhưng có vẻ chúng ta đang sử dụng dữ liệu ấy hơi chệch hướng. Các nhà phát triển đổ xô vào một thị trường ứng dụng đã bão hòa, các thiết bị và ứng dụng đua nhau xuất hiện, chứa đầy thông tin dành cho giới trẻ, là đối tượng không cần quan tâm nhiều lắm đến sức khỏe.

    Vì rõ ràng, đối tượng cần hưởng nhiều nhất ích lợi mà công nghệ mang lại là những người bị bệnh, người nghèo, người già, là những đối tượng bị lãng quên. Thay vào đó, các công ty có vẻ hứng thú hơn khi muốn giúp đỡ giới đam mê công nghệ trẻ trung, năng động, làm sao cho họ dùng được những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, luôn luôn kết nối hơn là định vị chúng ta đang đâu trong mê lộ của tổ chức FDA (Food and Drug Administration), của bộ luật HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act) và nhiều cơ quan khác. Có thể đây là chuyện cá nhân của từng tổ chức nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe mà thế giới mỗi năm tốn đến 2.000 tỉ USD cho vấn đề này là điều không hề nhỏ.

    Fitbit, Jawbones, MisFit và nhiều loại kính thực tế ảo được nhiều giới quan sát đề cập tại hội nghị Wearables + Things ở Mỹ vừa qua cho thấy đang có một vòng luẩn quẩn không lối thoát trong ngành công nghiệp này.

    Anh chàng kỹ sư Johns Hopkins vừa phát minh ra đồng hồ nhận diện sức khỏe rất chính xác, anh trình diễn nó có thể đếm chuẩn xác số lần anh hít đất và nhảy dây. Còn chiếc đồng hồ của Nike thu thập hầu như mọi thông tin sức khỏe, từ bước chân, nhiệt độ, lượng oxy trong máu và nhiều thứ khác, chỉ có điều là không liên quan mấy đến khả năng thi đấu của vận động viên và họ đang nghiên cứu để đưa ra các thuật toán thông minh hơn nhằm phân tích khả năng của vận động viên. Adidas cũng trình diễn thiết bị giám sát nhịp tim gắn trên áo lót của nữ vận động viên.

    Nhưng sau đó, Kabir Kasagood, giám đốc mảng phát triển kinh doanh Qualcomm Life, bộ phận sản xuất chip cho nhiều thiết bị mang trên người, đứng lên kêu gọi các nhà phát triển ngưng xoay quanh thị trường thiết bị theo dõi vận động đã bão hòa này và nên hướng đến ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang gặp rất nhiều vấn đề như hiện nay. Ông kêu gọi cộng đồng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các tổ chức FDA, HIPAA, số hóa hồ sơ bệnh án và theo dõi chặt chẽ luật về sức khỏe. Vì theo ông, đó mới chính là nơi kiếm được tiền.

    Điều trị kéo dài, việc tích hợp hệ thống quản lý bệnh án mới với hệ thống cũ rắc rối, đòi hỏi về bảo mật và nhiều hạn chế khác về dữ liệu… Nếu các nhà phát triển muốn cải thiện những thứ ấy thì khó lòng thu được lợi nhuận.

    Tính đến ngày 30/9/2014, trên thị trường có đến 266 thiết bị đeo trên người, trong đó có 118 thiết bị theo dõi sức khỏe. Từ thung lũng Silicon và San Francisco cho tới Austin và MIT, những chủ doanh nghiệp trẻ, đầy tham vọng, kiến thức rộng và đa phần là nam giới đều đang lao đầu vào những ứng dụng và thiết bị cho những đối tượng giống như bản thân họ.

    Và do vậy, hầu hết công nghệ mà chúng ta sử dụng đều đi theo hướng này, từ máy tính cá nhân cho đến Internet và mạng xã hội. Đầu tiên là những người đam mê công nghệ tiếp nhận sản phẩm/dịch vụ mới ấy, rồi sau đó mới đến ông bà, cha mẹ hay con cái họ. Thung lũng Silicon cho rằng mảng sức khỏe cũng đi theo hướng đó.

    Nhưng nếu nhìn ở hướng dòng tiền sẽ đến từ đâu nhiều nhất thì bạn sẽ hiểu được dân số thế giới đều muốn cải thiện được tình trạng sức khỏe hay chống lại bệnh tật, nên hướng đi trên sẽ không phù hợp. Rõ ràng rằng cách mà người dùng tiếp nhận web và điện thoại thông minh khác với cách chúng ta tiếp nhận thiết bị đeo theo dõi sức khỏe. Hơn một nửa người dùng tại Mỹ có sở hữu thiết bị theo dõi sức khỏe nhưng không dùng đến.

    Theo một khảo sát của tổ chức Pew, có 45% người Mỹ trưởng thành bị ít nhất một bệnh mãn tính. Trong khi chỉ có 19% số người không có bệnh mãn tính lại đeo thiết bị theo dõi sức khỏe, 40% người lớn có 1 bệnh mãn tính đeo thiết bị, 62% người lớn có 2 bệnh mãn tính đeo thiết bị. Tính đến năm nay, có đến 2,8 tỉ USD chi cho thiết bị theo dõi sức khỏe và dự kiến trong vòng 5 năm tới, con số này lên đến 8,3 tỉ USD. Nhưng nếu so sánh với miếng thử độ đường trong máu mà người Mỹ phải bỏ ra đến 6,3 tỉ USD trong năm nay thì con số 2,8 tỉ USD chưa thấm vào đâu.

    Người mắc bệnh mãn tính không thể đột nhiên cho rằng mình đã khỏi bệnh được và những biện pháp hay thiết bị theo dõi sức khỏe chỉ giúp họ không phải đến bệnh viện/phòng khám thường xuyên mà thôi. Và các nhà phát triển vẫn còn thiên hướng tạo ra ứng dụng cho người khỏe mạnh nhiều hơn là người thực sự có nhu cầu.

    Liệu những nhà phát minh trong thời đại của chúng ta có muốn đối đầu trực diện với những bệnh tật của xã hội, khi mà chi phí cho y tế lúc nào cũng như muốn nuốt chửng nền kinh tế? Hay các nhà phát minh chỉ đơn giản là muốn tạo thêm nhiều cách độc đáo trong đời sống như gọi taxi Uber bằng cách chạm hai gót chân với nhau ba lần của iStrategy Labs với thiết bị Dorothy?

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Thiết bị đeo có đi chệch hướng?

Share This Page