Những thói quen "không hiểu vì sao" khiến con người xấu hổ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 11, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 427)

    Hiểu hơn về những thói quen thường gặp nhưng chính chúng ta cũng không lý giải nổi vì sao ta cứ làm.

    Cuộc sống con người được “lập trình” bởi những thói quen, hành động và suy nghĩ khác nhau. Trong số đó, có thói quen tốt đem lại thành công nhưng cũng không ít hành động và suy nghĩ xấu cản trở bước tiến của bạn.

    Thậm chí, chúng ta đôi khi còn làm những việc kì cục, vô thức tới mức, chính bản thân cũng không hiểu tại sao mình lại như vậy. Hãy cùng điểm lại những thói quen dị thường ấy và tìm hiểu bí ẩn đằng sau chúng là gì.

    1. Tâm sự một mình


    Đây là một hành động mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng thực hiện trong đời. Thử tưởng tượng một ngày nếu bạn bị bắt gặp khi đang nói chuyện một mình, cảm thấy khó xử phải không? Đừng xấu hổ về điều đó vì thói quen này có lợi cho tư duy của bạn.

    [​IMG]

    Một nghiên cứu gần đây được công bố trên The Quarterly of Experimental Psychology, chứng minh việc tự tâm sự có thể giúp cá nhân có phản ứng nhanh hơn, vượt qua những bài kiểm tra tìm kiếm đồ vật tốt hơn những người bình thường.

    [​IMG]

    Mặt khác, nói chuyện một mình cũng giúp cải thiện khả năng học tập và làm việc. Một nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Adam Winsler, Đại học George Mason trên những em bé 5 tuổi cho thấy rằng 78% các em giải quyết bài tập tốt và nhanh hơn khi nói thành tiếng trong lúc suy nghĩ.

    [​IMG]

    Cũng theo Winsler, người lớn nên có những lúc tự nói chuyện một mình để giải tỏa áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể dẫn đến hiện tượng tâm thần phân liệt.

    2. Kể đi kể lại một câu chuyện cho ai đó


    Đã bao giờ bạn chợt nhận ra, mình thường xuyên kể đi kể lại một câu chuyện cho cùng một người nghe hay chưa? Chắc chắn đây là điều đã từng xảy ra song không phải ai cũng biết vì sao mình lại có hành động như vậy.

    [​IMG]

    Hiện tượng này đã được nghiên cứu bởi tiến sĩ Nigel Gopie tại viện nghiên cứu Rotman, Toronto. Ông cho rằng vấn đề trên có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn và dài hạn trong não bộ của con người. Đôi khi, não bộ gặp phải những sự xáo trộn khiến bạn bối rối khi xử lý hai loại trí nhớ trên.

    Kết quả là những câu chuyện mà bạn đã kể rồi lại được chính bạn đem ra kể lần nữa. Khi đó, não bộ “lừa” bạn nghĩ rằng, đây chỉ là một câu chuyện mới và bạn không thể nhớ ra mình đã kể nó cho ai trước đây.

    [​IMG]
    Đừng khiến những người xung quanh phát ngán về những câu chuyện lặp đi lặp lại của bạn

    3. Làm rơi điện thoại xuống… bồn cầu


    Việc đánh rơi điện thoại có lẽ là điều không có gì kỳ cục. Thế nhưng rơi điện thoại vào bồn cầu lại là việc hoàn toàn khác. Một điều tra của Plaxo Inc – dịch vụ backup dữ liệu trực tuyến nổi tiếng tại Mỹ cho thấy, hiện tượng đánh rơi điện thoại vào bồn cầu đang ngày càng trở nên phổ biến.

    [​IMG]
    Cảnh tượng mà không một ai muốn chứng kiến

    Các chuyên gia lý giải hiện tượng trên dựa theo thói quen đem smartphone vào nhà vệ sinh để thư giãn của người sử dụng. Điều tra của Google cho thấy, 39% người trên thế giới sử dụng “dế” trong khi đi vệ sinh để lướt web, đọc báo hay chơi điện tử...

    [​IMG]
    Đây là nơi những kỉ lục game ra đời, nhưng cũng là nơi điện thoại của bạn gặp nguy hiểm

    Vì vậy, việc sơ suất đánh rơi điện thoại xuống bồn cầu cũng là một tất yếu mà thôi.

    4. “Chém gió” về phim ảnh hoặc sách báo


    Chắc hẳn chúng ta đều từng có đôi lần “chém gió” với bạn bè về một bộ phim hoặc một cuốn sách kinh điển mặc dù bản thân chưa từng xem qua.

    Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng, đó là cảm giác cao hứng và không có ảnh hưởng gì, song sự thật lại không hẳn như vậy.

    [​IMG]
    Những câu "chém gió" quá đà ẩn chứa nhiều tác hại mà chúng ta đôi khi không nhận biết được

    Một nghiên cứu uy tín hàng đầu tại Anh điều tra trên 2.000 người về hiện tượng này, kết quả thu được đó là hơn 60% người đã nói dối.

    Có 42% trong số họ thừa nhận đã tìm hiểu một số thông tin trên mạng về tác phẩm, cũng như những bản tóm tắt để giả vờ rằng họ đã thực sự xem nó.

    [​IMG]
    Những lời "chém gió" âu cũng xuất phát từ mong muốn được người khác coi trọng mà thôi!

    Dưới góc độ tâm lý học, hiện tượng này xuất phát từ mong muốn được người khác coi trọng của bản thân mỗi chúng ta. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến con người có xu hướng nói dối nhiều hơn.

    5. Đẩy vào khi trên cửa ghi “kéo ra” hoặc ngược lại


    Có lẽ đây là một trong những khoảnh khắc mà bạn thấy xấu hổ nhất tại những nơi công cộng. Dù biết trên cửa có ghi “kéo ra” hoặc “đẩy vào”, nhưng bạn luôn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể nhầm lẫn.

    [​IMG]
    Đẩy hay kéo cửa là nỗi ác mộng của không ít người

    Nguyên nhân được các chuyên gia xác định là do các chữ được in trên cửa. Phần lớn các cửa hàng trên thế giới thường dán chữ “Push” hoặc “Pull” chứ không viết “Đẩy ra” hay “Kéo vào” bằng ngôn ngữ địa phương.

    Nguyên nhân là bởi chủ cửa hàng không muốn cửa kính trong suốt của cửa hàng mình bị che bởi các từ ngữ dài dòng. Vì vậy, khách hàng gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi bước vào do hai chữ “Push”“Pull” khá giống nhau. Trên thực tế, thậm chí những người sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ đôi khi còn bị nhầm lẫn.

    6. Hát sai từ trong một bài hát


    Ca hát là sở thích của phần lớn chúng ta. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn đang ngân nga một ca khúc yêu thích rồi chợt nhận ra mình đã hát sai lời hay chưa? Và bạn không hề biết vì sao mình làm thế, dù đã học thuộc lòng lời bài hát?

    [​IMG]

    Các nhà khoa học giải thích rằng, khi bạn nói chuyện với một ai đó, bạn thường sẽ hiểu nội dung lời nói qua việc quan sát cách di chuyển môi của người đối diện.

    Nếu bạn không nói chuyện trực tiếp, hoặc khi cách họ phát âm không rõ ràng, con người có xu hướng tưởng tượng ra rất nhiều từ ngữ lấp vào những khoảng trống mà bản thân không nghe được.

    [​IMG]

    Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn nghe nhạc. Khi không thể nhìn thấy môi của ca sĩ, bạn rất dễ nghe nhầm các từ khác nhau.

    Một khi đã nhầm lẫn ở lần nghe đầu tiên, chắc chắn sau đó bạn sẽ luôn hát những câu mà mình nghe sai theo cách mà bạn nghĩ, thay vì lời đúng của bài hát.

    [​IMG]
    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Những thói quen "không hiểu vì sao" khiến con người xấu hổ

Share This Page