12 cách mà công nghệ phản bội người dùng

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Oct 20, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 448)

    (PCWorldVN) Ai cũng ngại khi nói đến tính riêng tư trên mạng, có chắc Google không đọc email của mình, hay xếp có dò la dữ liệu của nhân viên... Công nghệ quá tiên tiến đôi khi 'phản' bạn.

    [​IMG]

    Vấn đề ở đây là không thể ngờ chính công nghệ mà bạn luôn tự hào là công cụ tuyệt hảo để lén lút lấy cắp thông tin của bạn, hay theo dõi bạn mọi lúc mọi nơi. Một vài công nghệ tỏ ra có ích trong việc này vì vài lý do chính đáng, nhưng số còn lại thì sao?

    Và dưới đây là 12 cách mà công nghệ cá nhân đang phản bội lại tính riêng tư của bạn.

    Camera của điện thoại thông minh đang giám sát bạn

    [​IMG]
    Camera trên điện thoại khi bị hack thì trở thành công cụ rất hữu dụng cho tin tặc.

    Một sinh viên ngành khoa học máy tính tại Anh Quốc vừa đăng trên blog của anh rằng anh cách tạo một ứng dụng Android chạy ẩn để chụp ảnh từ điện thoại của bạn mà bạn không hề hay biết.

    Szymon Sidor khẳng định ứng dụng của Android này của anh chạy bằng cách sử dụng một màn hình preview nhỏ xíu, khoảng 1 x 1 pixel. Theo Sidor, hệ điều hành Android không cho phép camera ghi hình mà không chạy preview nên anh đã tạo một ứng dụng preview kích thước 1 điểm ảnh như vậy nên bạn rất khó nhận diện được bằng mắt thường.

    Cho phép camera chạy nền mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho người dùng nhận biết là một lỗ hổng, và Google nên sửa lại lỗi này. Đó là đề xuất của Sidor.

    Reset cứng không xoá được hết dấu vết trên điện thoại

    [​IMG]
    Reset cứng chưa phải là đã xoá hết dữ liệu.

    Nếu bạn muốn đổi điện thoại mới thay cho chiếc cũ thì thường chúng ta reset cứng lại tình trạng điện thoại về nguyên gốc như khi mới xuất xưởng, và bạn nghĩ là mọi thứ đều được quét sạch sẽ. Nhưng bạn đã lầm.

    Công ty phòng chống virus Avast chứng minh được vài điện thoại Android dù đã reset cứng nhưng họ có thể phục hồi được hơn 40.000 tấm ảnh, nhận diện được đến 4 danh tính người dùng chiếc điện thoại đó, tìm thấy được một ứng dụng cho vay tiền, hơn 250 tên và địa chỉ email, hơn 750 email và tin nhắn SMS và hơn 1.000 tìm kiếm Gooogle.

    Như trên PC, hệ điều hành di động xoá những con trỏ pointer tương ứng trong bảng file và đánh dấu khoảng trống của file vừa xoá đó sang tình trạng còn trống. Thậm chí file đó còn được cho là sẽ bị ghi đè lên nhưng cho đến nay, file ấy vẫn hiện diện và có thể phục hồi được.

    Điện thoại của bạn rất nhiều thông tin khác

    [​IMG]
    Chỉ là lời nói, thực tế lại khác.

    Khi NSA lần đầu tiên bị công chúng phanh phui vụ giám sát cuộc gọi thì cơ quan này chống chế rằng họ chỉ thu thập metadata, gồm số điện thoại người gọi và người nhận cuộc gọi mà thôi, ngoài ra không còn dữ liệu gì khác. Và rồi hai sinh viên dại học Standford đã chứng minh điều ngược lại.

    Họ trình bày cách họ có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn thế trong metadata của người dùng. Họ có thể tìm ra được cả số series của từng chiếc điện thoại, thời gian và thời lượng cuộc gọi, thậm chí cả vị trí địa lý của người gọi khi thực hiện cuộc gọi ấy.

    Lịch sử trong trình duyệt của bạn nói lên nhiều thứ

    [​IMG]
    Cookie và lịch sử trình duyệt là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

    Trình duyệt ngày nay an toàn hơn rất nhiều, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn an toàn. Tại hội nghị bảo mật RSA 2014, RSA có một phiên thảo luận với đề tài: "Trình duyệt của bạn có phải là điệp viên 2 mang?" Theo RSA, vấn đề ở đây là trình duyệt có chứa nhiều dữ liệu nhạy cảm và thói quen lướt web của người dùng, nhiều dữ liệu lưu vào bộ đệm cache hoặc nhiều cookie bên thứ 3 có thể truy cập nội dung trong trình duyệt.

    Vấn đề này tựu trung lại ở quảng cáo hướng đối tượng. Thay vì hiện quảng cáo theo cách ngẫu nhiên, không mấy hấp dẫn người dùng thì các trang web sử dụng lịch sử trình duyệt và cookie của bạn để học biết thói quen lướt web để đưa ra quảng cáo phù hợp hơn, lôi cuốn bạn chú ý.

    Like trên Facebook không đơn giản chỉ là bạn "thích"

    [​IMG]
    Không đơn giản Like là "Thích".

    Bạn có bạn bè nào trên Facebook mà hễ bạn đăng cái gì đều nhấn "Liked" hết không? Đó là họ đang tự "nộp mình" cho Facebook.

    Trong tạp chí khoa học PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences) gần đây, họ cho thấy Facebook có thể vẽ một ảnh profile cá nhân khá chính xác về nhận diện người dùng, gồm chủng tộc, độ tuổi, IQ, giới tính, tính cách cá nhân, các chất thường sử dụng và cả quan điểm chính trị từ các phân tính tự động dựa trên Like Facebook.

    Còn các nhà nghiên cứu thần kinh tại đại học Cambridge phân tích tập dữ liệu của hơn 58.000 người tình nguyện Facebook tại Mỹ. Kết quả là tính chính xác đạt đến 88% về xác định giới tính, 95% về phân biệt người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng và 85% về quan điểm chính trị (Đảng Cộng hoà hay Đảng Dân chủ). Trong nhiều trường hợp, tôn giáo chính xác 82% giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, tình trạng gia đình và lạm dụng thuốc lần lượt đạt 65% và 73%.

    GPS biết bạn đi đâu về đâu

    [​IMG]
    Bạn có muốn thoả hiệp với GPS?

    Đối với tài xế, GPS là vị cứu tinh. Bạn có thể tìm được trạm xăng gần nhất hay nhà hàng quanh khu vực chỉ bằng vài thao tác trên thiết bị GPS. Nhưng đôi lúc, nó lại biết quá nhiều về chuyện đi lại của bạn.

    Như chiếc GPS Garmin, nó có thể trưng ra mẫu di chuyển hàng ngày của bạn trong vòng 2 tuần qua, là điều bạn ít khi nghĩ đến. Nó còn hiển thị cả tuyến đường bạn đi mỗi ngày, bạn dừng ở đâu, bạn dừng trong bao lâu. Garmin còn lưu trữ cả chuyện bạn tìm cái gì để khi nào bạn quay lại đó, nó hiện lên lại lịch sử bạn tìm kiếm.

    Bí mật bị bật mí

    [​IMG]
    Khuyết danh không có nghĩa là an toàn.

    Có một ứng dụng tên là Secret, cho bạn thú nhận mọi thứ, từ những việc vặt vãnh đến chuyện động trời. Người tả thười rất sốc với những lời thú nhận như vậy trên Secret, rồi nhiều người nhảy vào nhận xét. Tất cả đều nặc danh.

    Thực tế, theo tờ Wired thì không hoàn toàn nặc danh như ta nghĩ. Hồi tháng trước, hai tay tin tặc mũ trắng công bộ họ tìm được cách đọc được thông tin cá nhân của mọi người đăng tải lên Secret.

    Đến nay, chuyện này đã được sửa. Nhưng bạn cũng cần cẩn thận: ứng dụng "thú tội" ẩn danh như là PostSecret, Whisper và Yik Yak có thể không bảo vệ được danh tính của bạn.

    Bóng đèn ở Chicago không chỉ thắp sáng

    [​IMG]
    Bóng đèn ghi âm.

    Từng có những lời bàn tán về những cột đèn công cộng ngoài việc thắp sáng hay trang trí thì còn tính năng khác là ghi âm. Điều này đã thành hiện thực ở thành phố Chicago, Mỹ.

    Theo tờ Tribune, các thiết bị này hiện được lắp trên đại lộ Michigan, là con đường biểu tượng của du khách. Những vật trang trí trên đại lộ này có gắn cảm biến thu thập dữ liệu như đo chất lượng không khí, độ sáng, lượng tiếng ồn, nhiệt, lượng mưa. Chúng có đếm số người qua lại bằng cách nhận diện tín hiệu của các thiết bị di động.

    Quét mọi chiếc điện thoại thông minh đi ngang qua à? Bạn luôn có những tháp phát sóng di động ở mọi nơi, vấn đề là ta không biết được có chắc là mấy cái tháp ấy có thực sự là của nhà mạng hay không.

    Google Maps trên Android đang theo sát bạn

    [​IMG]
    Google Maps không đơn giản chỉ là bản đồ và chỉ đường.

    Phải thừa nhận điều này thôi! Google biết rất nhiều về người dùng Chrome và Gmail, nên bạn đừng quá sốc. Nếu bạn chạy Google Maps trên điện thoại Android thì nó theo dõi mọi dấu chân của bạn và lưu lại lịch sử ấy theo từng ngày, và bạn đi đâu trong ngày đó.

    Người dùng Android chỉ việc vào trang này thì sẽ thấy trong vài tuần qua mình đi đâu, lúc nào.

    Đương nhiên bạn có thể tắt chức năng theo dõi này đi. Trong điện thoại Android, bạn vào Settings, chọn Location, chọn Google Location Reporting và bắt Location History.

    LG cho bạn chọn: tính riêng tư hay Smart TV

    [​IMG]
    Chính sách quyền riêng tư của LG xung đột với lợi ích người dùng.

    Nhà sản xuất màn hình thông minh đến từ Hàn Quốc, LG từng bị gán cho tội theo dõi người dùng. Bây giờ, LG đã chính thức đưa ra khả năng cho người dùng chọn họ có muốn bị theo dõi hay không.

    Một người dùng từng phản ánh trên trang TechDirt rằng vì ông không chấp nhận chính sách bảo mật của LG nên ông không thể truy cập được các chương trình trong mạng của TV LG.

    Rồi LG đáp trả thẳng thừng rằng vì bạn không đồng ý với các điều khoản về tính riêng tư nên bạn không thể sử dụng được các dịch vụ của SmartTV. Tuỳ bạn thôi!

    Cảm biến điện tử thông minh biết khi nào bạn vắng nhà

    [​IMG]
    Ngôi nhà thông minh có thể là con dao hai lưỡi.

    Người dùng không thực sự yêu thích mấy thiết bị cảm biến thông minh, nhưng các doanh nghiệp lại thích. Các bộ đọc hay nhận diện sẽ gửi tín hiệu cho chủ của nó.

    Vấn đề là những thứ này có thể là con dao hai lưỡi: đầu tiên, nó thường xuyên gửi tín hiệu; thứ hai là tín hiệu gửi đi thường không có mã hoá. Nên nếu có kẻ nào đó bắt được tín hiệu ấy thì có thể biết được tất tần tật về ngôi nhà thông minh mà bạn đổ bao công sức vào đó, như lượng điện bạn dùng mỗi tháng, khi nào bạn vắng nhà...

    Twitter và Instagram: xác định vị trí của bạn

    [​IMG]
    Không thể phân thân được với công nghệ xác định vị trí.

    Hầu hết người dùng đều không nhận ra rằng Twitter và Instagram đều sử dụng chức năng xác định vị trí về mọi thứ mà bạn gửi ra. Xác định vị trí là nói đến dữ liệu kinh độ, vĩ độ của tweet hoặc ảnh mà bạn tải lên mạng.

    Tháng 7 vừa rồi, một người lính Nga chán chường đăng lên ảnh "tự sướng" của mình khi đang làm nhiệm vụ, và vì anh ta bật chức năng thêm ảnh vào bản đồ khi post hình lên Instagram nên có cả vị trí của anh ta. Một người nào đó nhận diện anh ta đứng bên chiếc tên lửa đối không Buk, là loại sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay Malaysia Flight 17. Thông tin định vị ấy tiết lộ thông tin anh ta bên trong Ukraina cho dù tổng thống Nga Vladimir Putin chối bỏ binh lính Nga không có ở Ukraina.

    [​IMG]
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - 12 cách mà công nghệ phản bội người dùng

Share This Page