Những ngôi chợ gắn bó với người Sài Gòn một thủa

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Sep 27, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 3,957)

    Thứ sáu, 26/9/2014 | 15:12 GMT+7


    Thứ sáu, 26/9/2014 | 15:12 GMT+7

    Chợ Bến Thành, Bình Tây, An Đông, Tân Định... gắn bó với người Sài Gòn, trải qua nhiều thăng trầm để trở thành những trung tâm kinh doanh sầm uất.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Một góc chợ Bình Tây. Đây là chợ trung tâm của khu vực Chợ Lớn xưa, tấp nập ôtô đến nhập và chở hàng đi (ảnh trên). Năm 1930, thương nhân giàu có Quách Đàm đã bỏ tiền ra mua mảnh đất hoang sình lầy rộng hơn 25.000 m2 ở thôn Bình Tây và cho san lấp, xây dựng ngôi chợ vững chãi, từ đó chợ mang tên Bình Tây.

    Chợ Bình Tây đến nay vẫn là trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất Sài Gòn, từ đây phần lớn hàng hóa gia dụng được bán sỉ và chuyển về các tỉnh thành (ảnh dưới). Hoạt động của chợ chịu sự cạnh tranh gay gắt với sự phát triển của các siêu thị trên thị trường bán lẻ hiện đại. Ảnh: Giang Phạm

    [​IMG]
    [​IMG]

    Thương xá Tax sau hơn 130 năm hoạt động đã chính thức đóng cửa vào chiều 25/9 để phục vụ xây dựng công trình metro (Ảnh dưới). Thương xá đi vào hoạt động từ những năm 1880, với những gian hàng lấp lánh trong ký ức nhiều người lớn tuổi, là trung tâm thương mại đồng thời trở thành một biểu tượng tinh thần của nhiều thế hệ người Sài Gòn (Ảnh trên). Ảnh: Khánh Ly

    [​IMG]
    [​IMG]

    Kể về Sài Gòn phải nhắc đến chợ Bến Thành. Chợ chính thức hoạt động từ năm 1914, đến nay tròn 100 năm tuổi. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp, với 4 cửa chính và 12 cửa phụ, ước tính đón 10.000 lượt khách mỗi ngày. Giữa những dòng khách vào chợ tấp nập, có thể bắt gặp “ngôi làng toàn cầu thu nhỏ” của mọi ngôn ngữ, màu da, quốc tịch trên thế giới. Hình ảnh ngôi chợ Bến Thành nhộn nhịp từ sáng sớm đến đêm khuya đã góp phần quảng bá về một Sài Gòn năng động, đầy sắc màu. Ảnh: Khánh Ly

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bên cửa Đông chợ Bến Thành những năm 60 được nhiếp ảnh gia nước ngoài ghi lại hình ảnh tập kết hàng hóa từ khắp nơi. Những quang gánh trái cây tươi ngon được bày bán trong và ngoài chợ (ảnh trên). Những ngôi nhà ven đường Lê Thánh Tôn bên hông chợ, cũng như ngày xưa, nay vẫn là các tiệm kinh doanh sầm uất với kiến trúc thời Pháp cửa hình mái vòm và mái ngói đỏ (ảnh dưới). Ảnh: Khánh Ly

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chợ An Đông tọa lạc ở đường An Dương Vương, quận 5, có lịch sử hoạt động 56 năm. Khu chợ cũ ngày xưa được xây cất năm 1954, qua thời gian bị hư hại nhiều. Vào năm 1990 trên nền chợ cũ mọc lên ngôi chợ mới với 5 tầng lầu khang trang. Hiện chợ có 2.702 quầy sạp với 4.000 tiểu thương đang kinh doanh, doanh số luân chuyển hàng hóa khoảng 1.500 tỷ đồng một năm. Chợ An Đông được Donald Jellema chụp năm 1967 (ảnh trên) và Trung tâm thương mại - dịch vụ An Đông ngày nay qua ảnh Giang Phạm.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bà Lê Thanh Hoàng Đoan, Việt kiều Mỹ, về quê hương ghé thăm chợ An Đông để thưởng thức lại món cơm gà "từ loại gà Hải Nam được luộc đặc biệt, ngon hết xẩy" mà bao năm xa xứ bà vấn vương. Sự thay đổi của chợ An Đông ngày nay khiến bà ngỡ ngàng. Ngoài các mặt hàng thông thường, nơi đây được xem là vựa thời trang với quần áo, giày dép, vải vóc cập nhập mẫu mã nhanh nhất, nhiều loại chất lượng tùy thuộc túi tiền. Nếu những năm 60 của thế kỷ trước cảnh buôn bán hàng hóa tại chợ An Đông diễn ra ở ngoài trời (ảnh trên), thì ngày nay tiểu thương kinh doanh trong các tầng chợ. Trong ảnh dưới là gian hàng thực phẩm khô tại chợ An Đông ngày nay. Ảnh: Giang Phạm.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chợ Tân Định được xây năm 1926, là một trong những chợ được xem là dành cho nhà giàu Sài Gòn thời điểm ấy, bởi giá bán thường cao hơn các chợ khác. Nguồn hàng là rau và thịt tươi ngon, chất lượng, sản xuất từ Gia Định. Nơi đây cũng được xem như vựa kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất Sài Gòn.

    Kiến trúc chợ từ những năm 40 (ảnh trên) và năm 2014 (ảnh dưới) không thay đổi nhiều, nhưng ngày xưa thoáng đẹp, những gian hàng rộng rãi hơn. Ngoài cổng chính được thiết kế nổi bật theo kiến trúc Pháp, bên trong chợ thiết kế không có gì đặc sắc. Những năm 50-60 của thế kỷ trước, hai bên hông chợ có bãi đậu xe hơi, phía sau là bến xe ngựa. Thời bấy giờ xe ngựa kéo rất phổ biến trên đường phố Sài Gòn. Thời điểm này, xung quanh chợ là những nhà vườn, đất còn thênh thang của làng cũ Tân Định. Người Sài Gòn lưu thông trên đường Hai Bà Trưng bây giờ nếu không để ý kỹ sẽ chẳng ai còn nhìn thấy mặt tiền kiến trúc chợ bởi dây điện và các biển hiệu quảng cáo giăng tứ phía. Ảnh: Khánh Ly.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chợ Bà Chiểu là chợ bán lẻ được xây từ năm 1942, nằm kế Lăng tả quân Lê Văn Duyệt. Ngôi chợ này gắn bó với rất nhiều thế hệ người dân Sài Gòn. Năm 1989 chợ được nâng cấp lại, phù hợp với sự phát triển đô thị. Chợ nằm ở vị trí khá đẹp và thuận tiện, cách quận 1 khoảng 5 phút đi xe máy nên hàng ngày thu hút khá đông khách đến mua sắm, tham quan.

    Trong ký ức bà Nguyễn Thị Nhất, vì sống cùng gia đình trên đường Bạch Đằng gần chợ Bà Chiểu nên lúc nhỏ bà đi chợ này hàng ngày. Lâu lâu thì được mẹ dẫn đi ăn bún suông, lớn lên hay theo bạn bè đi mua vải may áo dài. Thời con gái, bà thích ăn vặt mấy món bánh đúc, bánh tằm bì gần chợ Tân Định. Lâu lâu cả nhóm bạn rủ nhau đạp xe xuống chợ An Đông mua kẹp tóc, giỏ xách… với giá rẻ vì mua số lượng lớn, hàng lại đẹp và thường cập nhật mốt mới.

    "Mỗi ngôi chợ xưa Sài Gòn để lại những ký ức đẹp với tuổi thơ chúng tôi cùng những món ăn ngon và nét đặc trưng riêng có”, người phụ nữ tuổi thất thập cổ lai hy trầm ngâm nhớ lại.


    Tags

    Chợ Sài Gòn xưa Chợ nổi tiếng Sài Gòn Trung tâm thương mại
    [​IMG]
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những ngôi chợ gắn bó với người Sài Gòn một thủa

Share This Page