Rơi nước mắt cuộc tình Chí Phèo - Thị Nở thời nay

Discussion in 'Tình yêu - Gia đình - Giới tính' started by bboy_nonoyes, Aug 29, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 361)

    Đã gần 2 vạn ngày ông Sy sống một cuộc đời khác – cuộc đời trên xe lăn. Chẳng ai nghĩ ông có thể chịu nổi chiếc xe lăn đó đến ngày thứ 100. Chính ông cũng ngạc nhiên vì điều kì diệu ấy của đời mình.

    Bài liên quan:

    Cảm động tình già ở xóm chạy thận

    Cảm động với bức thư gửi vợ quá cố

    Chuyện tình cảm động của vợ chồng già

    Tình yêu cảm động của cặp đôi bị down


    Trước đây, ông Sy từng nổi tiếng trong xóm ngoài làng bởi khả năng làm ăn kinh tế giỏi và tài hoa, đàn hay, hát giỏi . Cũng vì thế mà ông được nhiều người yêu quý. Ông đã từng lập gia đình và cuộc sống rất hạnh phúc. Vợ ông là người phụ nữ xinh đẹp, chịu thương, chịu khó. Khi ấy ông vừa làm nghề mộc vừa làm ruộng mà cả hai nghề đều giỏi. Đi làm ban ngày, đêm về ông lại bốc vác thuê để kiếm tiền nuôi vợ con.

    Vợ ông – khi ấy có ước mơ được sang Đức sống và làm việc. Ông Sy yêu vợ nên đã gom góp tiền cho vợ đi nước ngoài. Ông những mong vợ sẽ có được cuộc sống như ý muốn và hàng tháng sẽ gửi tiền cho ông về nuôi con nhỏ. Thế nhưng, cơn tạo trớ trêu lại đẩy ông từ bi kịch này đến bi kịch khác. Vợ ông Sy bị cám dỗ bởi cuộc sống phồn hoa, đòi ly dị và bặt vô âm tín.

    Ông Sy chia tay người vợ đầu tiên rồi sau đó bệnh tật ập cũng đến không báo trước. Nỗi cô đơn của sự chia ly dày xéo tâm hồn ông và bệnh tật thì hút đi nguồn sinh lực sống. Ông trở nên bặm trợn và liều lĩnh. Ông uống rượu thay nước.

    [​IMG]

    Cuộc sống của ông Sy đã từng rơi xuống vực thẳm… Dân làng còn coi ông như Chí Phèo của Làng Vũ Đại trong truyện ngắn của Nam Cao.

    Ông Ngô Kha Sy nhớ lại quá khứ của mình mà ứa nước mắt: “Ngày trước tôi cao 1m7, nặng gần 80 cân, khỏe lắm. Nhưng chỉ vì tôi không giữ được mình, sống buông thả mà hao tổn sức khỏe. Hơn nữa trong thời kỳ đó bệnh tiểu đường tôi chưa nắm rõ. Chỉ biết là bị bệnh chứ chưa hiểu được sâu xa hơn. Cho đến lúc bị bệnh mình vẫn giữ thói quen uống rượu bia. Tôi hận vợ mình và không còn quan tâm đến thế giới bên ngoài nữa. Tôi thường xuyên đánh đập con và tán tỉnh đàn bà để chơi bời. Cho đến một ngày, tôi ngất lịm và phải đi cấp cứu tại Bệnh viện E. Bác sĩ bảo tôi bị tiểu đường nặng đã để lại biến chứng trong tim.”

    Lúc ấy, cuộc sống của ông Sy đã rơi xuống vực thẳm… Dân làng còn coi ông như Chí Phèo của Làng Vũ Đại trong truyện ngắn của Nam Cao.

    [​IMG]

    Thương cho cuộc đời nhiều đau khổ của ông Sy, cảm động trước tấm chân tình ông dành cho mình, bà Chung đã quyết định gắn bó phần đời còn lại với ông Sy

    Ở Miên Nha, người ta bảo chuyện đời của ông Sy có vẻ kết thúc có hậu vì ông gặp bà Chung – người vợ hiện tại - người được dân làng ví với nhân vật Thị Nở dù biết so sánh như thế quá khập khiễng bởi bà Chung khi ấy đẹp, nết na, chịu thương chịu khó và không thiếu người để ý đến. Nhưng bà chấp nhận tất cả, chấp nhận làm cả “Thị Nở”, chấp nhận làm chỗ dựa cho cuộc đời còn lại của ông Sy. Chả thế mà, bao yêu thương, ông Sy dành cả cho bà Chung.

    Bà Cung Thị Chung tâm sự: "Tôi bán nước ở cổng bệnh viện E. Lúc ấy, ông Sy hay ra đó uống nước và lần nào đi cũng mang theo chai rượu. Tôi thấy hơi kỳ lạ nhưng không hỏi gì cả. Cho đến một ngày ông ấy tìm cách tiếp cận, nói chuyện với tôi. Biết tôi chưa lập gia đình nên ông ấy ngỏ lời tán tỉnh. Khi ấy tôi sợ và không đồng ý. Thế nhưng ngày nào ông Sy cũng qua uống nước và khi công an đến đuổi tôi thì chính ông ấy lại giúp tôi… Mưa dầm thấm lâu tôi cũng thấy cảm động”.

    [​IMG]

    Bà Chung không quản khó khăn, vất vả chăm sóc cho người chồng bệnh tật của mình

    Ngày ấy, ông Sy không giấu bà về bệnh đái tháo đường ông đang mắc. Với bà, chuyện ấy chẳng là gì so với những ồn ào trong quá khứ của ông. Chưa kể, sau khi chia tay vợ cũ, ông Sy còn phải chăm đứa con trai nhỏ. Quá nhiều âu lo cho một mối quan hệ không có tương lai nhưng rồi bà cũng gật đầu nhận lời cùng ông đi tiếp quãng đường còn lại. Bà tin bằng tình yêu của mình, bà sẽ giúp ông thoát khỏi được ám ảnh của cô đơn và bệnh tật.

    [​IMG]

    Ông Sy bị liệt nên mọi việc dù là nhỏ nhất cũng đều phải nhờ tới vợ

    Bà Chung bùi ngùi chia sẻ: Năm 2008 anh ấy phải nhập BV E cấp cứu do biến chứng tim mạch. Khi ấy tôi mới quyết định đến với ông ấy dù mọi người ngăn cản. Tôi xin phép anh em nhà anh ấy để được chăm sóc anh Sy. Mọi người bảo tôi ngu ngốc nhưng tôi nghĩ mình đã đi qua nửa đời người nên coi như tôi dang tay giúp ông ấy lúc yếu đau như người bạn đời.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chiều nào bà Chung cũng đưa chồng đi dạo để đỡ tù túng

    Sau lần nhập viện ấy tưởng chừng ông Sy có thể quay trở lại cuộc sống khoẻ mạnh hơn. Như thế, cuộc đời của bà Chung có lẽ sẽ bớt phần cơ cực. Nhưng, đó cũng là lúc bà bước vào một cuộc chiến dai dẳng và quyết liệt hơn.

    [​IMG]

    Tình cảm vợ chồng già ấm áp, vượt lên mọi toan tính của cuộc đời

    "Tưởng anh ấy sẽ biết sợ nhưng chứng nào tật ấy ông ấy vẫn uống rượu bia… Anh ấy giấu tôi việc uống rượu đến mức ông ấy giả rượu là nước chè. Tôi thì không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để soi xét được. Để rồi tôi phải đưa anh đi cấp cứu lần 2. Đến lúc ấy tình trạng đã quá nặng rồi. Anh em mọi người khuyên thôi đành chịu. Nhưng tôi lúc ấy thực sự thương ông ấy và tìm mọi cách để khuyên ngăn, tập luyện cho ông ấy…” – Bà Chung tâm sự

    Chia sẻ về người vợ thứ 2 của mình, ông Sy nói trong ngọng nghịu: "Nếu không có bà ấy chắc tôi đã xanh cỏ từ lâu rồi. Không hiểu vì lý do gì bà ấy lại đến với tôi. Nhiều lúc nhìn bà ấy ban ngày tất bật đi làm kiếm tiền, buổi tối lại chăm sóc tôi như người mẹ chăm sóc con nhỏ tôi ứa nước mắt".

    Đến nay ông Sy đã mắc Đái tháo đường hơn 20 năm, qua 2 lần cấp cứu vì biến chứng tim mạch và chân. Hiện tại ông buộc phải ngồi xe lăn và liệt cánh tay bên trái. Mọi sinh hoạt từ nhỏ nhất của ông Sy đều cần sự hỗ trợ của vợ.

    [​IMG]

    Vì thương vợ, ông Sy cố gắng tự cầm bát ăn cơm để vợ đỡ vất vả

    Nhưng không phải vì thế ông Sy cho phép mình buông xuôi. Ông đang luyện tập để giọng đỡ ngọng nghịu, để hát cho bà nghe. Ông cố gắng tự xúc cơm ăn cho bà Chung bớt phần công việc.

    Quan trọng hơn, ông Sy đã có nhiều hiểu biết về căn bệnh mình đang mắc. Ngày ngày ông điều chỉnh chế độ dinh dưỡng làm sao giữ được lượng đường huyết ổn định nhất. Bà Chung cũng giúp ông luyện tập mỗi sáng.

    Mỗi ngày, sáng, chiều bà lại dẫn ông đi dạo để ngắm nhìn cuộc sống, để thấy cuộc sống bớt tù túng hơn. Những cuộc nói chuyện vu vơ như thế với nhiều người thực sự quá đơn giản nhưng với ông Sy là cả một nỗ lực lớn. Nỗ lực để vượt qua mặc cảm bệnh tật, chấp nhận nỗi đau bệnh tật.

    [​IMG]

    Ông Sy nghẹn ngào trước tình yêu của vợ dành cho mình nên thường viết thơ tặng vợ

    Khi người ta khỏe mạnh người ta sẽ có nhiều ước mơ còn khi người ta đau ốm người ta chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe. Từ bệnh tật và mất mát của cuộc đời mình, ông Sy nhận ra nhiều điều ý nghĩa hơn trong cuộc sống.

    [​IMG]

    Những vần thơ ông Sy viết tặng vợ

    Ông Sy đã gần 60, cuộc sống không còn ngắn nhưng cũng chưa quá dài, tuy nhiên những nỗi đau ông nhận được dường như chất chứa từ nhiều cuộc đời khác nhau. Nhìn vào cuộc đời người đàn ông ấy người ta vẫn thấy một tình yêu cuộc sống tha thiết và mong ước được cảm nhận cuộc sống dù đôi chân đã tật nguyền… Cõ lẽ, khi mất mát nhiều, người ta sẽ càng trân trọng cuộc sống của mình hơn, từng giây từng phút khi biết hạnh phúc đang ở bên. Và quan trọng hơn câu chuyện của ông Sy cho chúng ta thấy rằng cuộc đời vẫn còn những tình yêu thật sự, những mối tình đáng trân trọng và ngưỡng mộ.


    Xem thêm chủ đề: tam su, tam su tinh yeu, tam su tham kin, tam su buon, tam su gia dinh, tam su cuoc song, goc tam su, tam su ban doc, bao tam su, tam su phu nu, truyen, doc truyen, truyen ngan, truyen tinh yeu, chuyen tinh yeu, tinh yeu, tinh yeu gioi tinh, phu nu, bao phu nu, hanh phuc gia dinh, gia dinh, bao gia dinh, eva

    Nguồn EVA.VN
     
  2. Facebook comment - Rơi nước mắt cuộc tình Chí Phèo - Thị Nở thời nay

Share This Page