Thiết bị xét nghiệm cho vùng sâu

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 22, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 292)

    Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nên việc khám chữa bệnh dễ dàng hơn nhờ các thiết bị cận lâm sàng. Tuy nhiên, các thiết bị này có giá thành cao, hóa chất đắt đỏ và cồng kềnh khó vận chuyển đến các khu vực xa xôi hẻo lánh. Vì vậy, một thiết bị xét nghiệm cầm tay là điều rất cần thiết để khắc phục.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã chế tạo thành công thiết bị nhỏ gọn, rẻ tiền, tiện dụng để phục vụ cho những vùng nghèo khó nhất ở các nước đang phát triển.

    [​IMG]
    Ảnh: Stephanie Mitchell/Harvard

    Thiết bị có thể theo dõi bệnh tiểu đường, bệnh sốt rét, phân tích nguồn nước uống có bị ô nhiễm hay không... Kết quả không chỉ hiển thị trên màn hình thiết bị mà có thể kết nối với điện thoại di động để truyền thông tin đến cho các bác sĩ ở xa đóng góp ý kiến. Thiết bị xét nghiệm này đang được thử nghiệm thực tế tại Ấn Độ, cho thấy kết quả rất khả quan dù việc kết nối chỉ với những chiếc điện thoại di động đời cũ, ít chức năng.

    Thiết bị đa năng này được gọi là phân tích điện hóa với chi phí mỗi sản phẩm 25 USD và nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 57gr.

    Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư George Whitesides cho biết thiết bị này đáp ứng đối với một số phân tích y sinh học rộng rãi nhất như đường huyết trong bệnh tiểu đường, chất điện giải trong huyết thanh, xét nghiệm miễn dịch...

    Tính năng sáng tạo nhất của nó là khả năng truyền thông, không cần những chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà chỉ cần một chiếc điện thoại di động giá rẻ đang phổ biến ở các vùng quê nghèo.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Thiết bị xét nghiệm cho vùng sâu

Share This Page