Trung Quốc “hậm hực” với thông cáo của Mỹ về Biển Đông

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 27, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 267)

    (XHTT) Trước yêu cầu của Mỹ, rằng Bắc Kinh phải thảo luận vấn đề về Biển Đông trong các diễn đàn khu vực với các nước đồng minh, đã khiến Trung Quốc vô cùng bực tức.


    Theo RFI, các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đang bị giới lãnh đạo Mỹ lên án. Trong ngày 25/6, tại hai sự kiện riêng biệt, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á - Thái Bình Dương Daniel Russel đều tố cáo những hành vi có nguy cơ gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực.

    [​IMG]

    Thủ tướng Lý Hiển Long và Phó Tổng thống Joe Biden hôm 26/5.

    Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết, hai lãnh đạo đã thảo luận về “những mối quan ngại chung” liên quan tới kiểu hành vi gây bất ổn tại Biển Đông và nhắc lại quan tâm chung của hai nước đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho những vụ tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải. Trước tình hình đó, Washington nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh phải thảo luận vấn đề này trong các diễn đàn khu vực với các đồng minh của Mỹ.

    Cũng tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25/6, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel đã không ngần ngại tố cáo những "cố gắng mang tính cưỡng bức của Trung Quốc nhằm áp đặt và xác lập các yêu sách chủ quyền của họ tại các vùng biển tranh chấp". Theo ông Russel, các hành động đơn phương này vừa làm gia tăng căng thẳng, vừa phá hoại vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

    Còn theo AFP, trong cuộc hội đàm với khách mời là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cập đến điều được ông gọi là "hành vi gây bất ổn" của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Hãng tin Pháp này còn nhắc lại, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại vùng biển gần bờ biển các nước láng giềng. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh càng lúc càng lấn tới hơn trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền của họ.

    Trước những phát biểu và yêu cầu này của Mỹ, đã khiến Trung Quốc vô cùng bực tức.

    Trung Quốc vẫn cố đeo bám “tư tưởng bá quyền”

    Trong khi Trung Quốc tiếp tục “mạnh miệng” lên án chủ nghĩa bá quyền trên các diễn đàn, nhưng thực tế, nước này lại đang có những hành động nhằm “hiện thực hóa” tư tưởng đó dưới nhiều hình thức.

    Kể từ thời Chủ tịch Mao Trạch Đông tới nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn lên án chủ nghĩa bá quyền dưới mọi hình thức. Và trên thực tế, từ “bá quyền” luôn được Trung Quốc sử dụng để “gán” cho nhiều quốc gia trong những hành động, tuyên bố mà Trung Quốc “cảm thấy” không thích.

    Nhưng, khi “miệng” thì lên án chủ nghĩa bá quyền, nhưng Trung Quốc lại không làm vậy, trái lại, nước này lại luôn có những “hành động” thể hiện “tư tưởng đó”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thể hiện tư tưởng đó khi nêu ra khái niệm “an ninh mới” của Bắc Kinh tại Hội nghị thượng đỉnh về hợp tác và niềm tin ở châu Á (CICA) tổ chức ở Thượng Hải vừa qua.

    Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình "phản đối sự can thiệp vào khu vực từ bên ngoài”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cũng lên án việc hình thành các liên minh trong khu vực.

    Vì sao như thế? - Ta cần xem cách Trung Quốc đã, đang ứng phó với các nước. Trong “sách lược” ngoại giao từ xưa đến nay của mình, Trung Quốc luôn sử dụng con bài “song phương” và lảng tránh mọi yêu cầu “đa phương” khi phải “đối đầu” với nhau để chiếm thế thượng phong. Và những lời phát biểu kia cũng không ngoài sách lược ấy.

    Còn nhà phân tích David Cohen cho rằng, khái niệm này có rất nhiều tầng lớp ý nghĩa. Tuy nhiên, tư tưởng cốt lõi của khái niệm này là “an ninh ở châu Á phải do người châu Á bảo vệ”. Thế nên việc Trung Quốc muốn khu vực châu Á – Thái Bình Dương không có bóng dáng Mỹ là điều dễ hiểu. Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh, Mỹ ngày càng trở thành vật cản lớn nhất của Bắc Kinh ở khu vực này. Do đó, nếu Mỹ rút khỏi châu Á – Thái Bình Dương, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể. Nếu các mối quan hệ đồng minh trong khu vực kết thúc, Trung Quốc có thể dựa vào sức mạnh vượt trội để giành thế lấn át trong các mối quan hệ song phương ở châu Á.

    Đồng thời, bản thân khái niệm “an ninh mới” rõ ràng là tư tưởng bá quyền. Trước hết, các mục tiêu của khái niệm này – Mỹ rút khỏi châu Á và các mối quan hệ đồng minh chấm dứt – sẽ đảm bảo vị thế thống trị của Trung Quốc trong khu vực.

    Tuy nhiên, các mục tiêu trên của Trung Quốc đang đi ngược lại mong muốn của đa số các quốc gia châu Á. Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương - ngoại trừ Triều Tiên (và dĩ nhiên, cả Trung Quốc), đều muốn Mỹ duy trì sự hiện diện trong việc đảm bảo trật tự an ninh tại khu vực. Thực tế, hầu hết các nước tại khu vực châu Á đều muốn Mỹ đóng vai trò lớn hơn đối với an ninh châu Á. Bên cạnh đó, các quốc gia châu Á cũng đang củng cố mối quan hệ và liên minh với nhau trước một Trung Quốc hiếu chiến và bá quyền hiện nay.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Trung Quốc “hậm hực” với thông cáo của Mỹ về Biển Đông

Share This Page