Quân đội Mỹ chế tạo giáp bảo vệ nhét vừa trong lon nước

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 23, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 367)

    Cơ quan Nghiên cứu Dự án Phòng vệ Cao cấp của Hoa Kỳ (DARPA) trong những năm qua đã tiến hành nghiên cứu một số công nghệ quân sự mới như tên lửa xuyên giáp mang kim loại nóng chảy, hay tầu ngầm bay. Và gần đây nhất là dự án lớp giáp bảo vệ cá nhân nhét vừa trong một lon nước.

    >>> Quân đội Mỹ sắp thử nghiệm áo giáp ''Iron Man''

    [​IMG]

    Dự án này được biết đến dưới cái tên Ngăn chặn Từ chối Xâm nhập (Block Access to Deny Entry). Mục tiêu của dự án là tạo ra một lớp giáp bảo vệ binh sỹ mà đối phương không thể xuyên thủng hoặc xâm nhập được vào bên trong. Lớp giáp này được nhét trong một thiết bị hình trụ có kích thước bằng một lon nước ngọt. Khi kích hoạt bằng nút bấm, lớp giáp sẽ bung ra thành một khối bao bọc người lính bên trong. Lớp giáp có khả năng ngăn chặn, hoặc ít nhất cũng làm chậm quá trình xâm nhập của kẻ địch vào bên trong, khi kẻ địch sử dụng cưa hoặc dụng cụ cầm tay để phá giáp.

    Thậm chí, DARPA còn nghĩ tới khả năng phát triển loại giáp có thể chống được cả đạn thường và tên lửa. Loại giáp này sẽ phải trong suốt để người lính có thể nhìn được chiến trường bên ngoài, cũng như có khả năng thu nhỏ kích thước khi cần thiết.

    Ý tưởng về loại giáp tương tự đã từng xuất hiện trong... các cuốn tiểu thuyết khoa học, phim ảnh và trò chơi điện tử, chẳng hạn như lớp giáp bong bóng trong trò chơi Halo 3 trong hình minh họa ở trên. Tuy nhiên, DARPA cho rằng công nghệ này có thể được ứng dụng rộng rãi trong đời sống chứ không chỉ giới hạn ở giáp bảo vệ. Chẳng hạn như người ta có thể tạo ra các ngôi nhà tạm để cho người vào bên trong tránh các ổ dịch bệnh lây lan ngoài tự nhiên, hoặc là nơi lưu trữ lương thực tạm thời mà không hề bị ảnh hưởng bởi mưa gió thời tiết.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Quân đội Mỹ chế tạo giáp bảo vệ nhét vừa trong lon nước

Share This Page