Vạch trần “mưu đồ” TQ khi xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 16, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 331)

    (XHTT) Chiếm Hoàng Sa năm 1974, nay đang xây tiếp đảo nhân tạo tại Gạc Ma (Trường Sa), Trung Quốc ngày càng lộ rõ mưu đồ độc chiếm biển Đông.


    Trung Quốc vừa “lỡ miệng”, lộ việc dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa

    Tân Hoa Xã ngày 13/6 đã trích dẫn một bài viết của Gong Yingchun, vốn là giảng viên khoa Luật quốc tế, trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc, tiếp tục những lời lẽ “vô căn cứ” về chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, rằng họ đã thiết lập nó “từ khoảng thế kỷ thứ 10”, song lại không có một căn cứ nào.

    Yingchun đã viết, khoảng năm 1934-1935, trong khi đi thực hiện một cuộc kiểm tra trên biển, nhóm công tác đặc biệt của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và hải quân Trung Quốc đã vẽ và đặt tên các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa… và gọi đây là “bằng chứng rõ ràng” chủ quyền của họ trên quần đảo này.

    [​IMG]d

    Bản đồ của Đỗ Bá có 3 chữ Nôm "Bãi Cát Vàng" (vòng tròn đỏ), vốn là tên cụm đảo Hoàng Sa do Việt Nam đặt.

    Trái ngược với những lời “tự vẽ” trên, trong cuốn Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn vào thế kỷ XVII có bản đồ nước An Nam từ thế kỷ XV, trên đó chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông có tên gọi “Bãi Cát Vàng” thuộc phủ Quảng Nghĩa của Việt Nam.

    Cũng trong bài viết, Yingchun còn đưa ra một thông tin quan trọng. Đó là, khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974), ông ta giải thích đó là hành động “tự vệ”, không phù hợp với Hiến chương LHQ - rằng chiếm đóng bằng bạo lực không mang lại chủ quyền, nhưng ông Yingchun lại viện dẫn điều 51 của Hiến chương LHQ là “một nước có chủ quyền có quyền tự vệ” để duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của mình. Thế nên hành động của Trung Quốc năm 1974 là dùng quân sự để chống lại quân đội của Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ “lãnh thổ” của họ.

    Thực tế, không có quốc gia nào công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn là lãnh thổ của Việt Nam nên ông Đỗ Bá kia mới đưa vào cuốn Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. Bởi thế, những lý lẽ, hay nói đúng hơn là lời lẽ của giáo sư Yingchun đã khẳng định rằng, Trung Quốc đã dùng đến vũ lực để có được Hoàng Sa.

    Hút dư luận vào HD 981, nhưng “âm thầm” xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma

    Trung Quốc đang âm mưu thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và giành thế chủ động kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ vùng biển này qua việc xây các đảo nhân tạo ở đảo đá Gạc Ma, Trường Sa.

    Với giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam trên biển Đông, Trung Quốc đang cố hút dư luận vào nó, để “ẩn phía sau” là việc các tàu Trung Quốc miệt mài chở sắt, thép, cát, xi măng ra vùng biển quần đảo Trường Sa và ráo riết xây dựng đảo nhân tạo ở Gạc Ma, càng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế.

    Ngay từ giữa tháng 5/2014, ngư dân Philippines đánh bắt cá trong vùng đã báo động về việc Trung Quốc vận chuyển cát, gỗ, xi măng và thép đến bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) giống như là để xây nhà trên đảo. Thị trưởng đảo Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Nito-onon, ngày 28/5 cũng đã nhận xét là việc xây dựng được tiến hành lớn và ồ ạt.

    Mô típ quen thuộc mà Bắc Kinh luôn áp dụng trong quá trình xâm lấn ở biển Đông là, đầu tiên, họ lấy cớ xây dựng nơi trú ẩn tạm thời cho ngư dân ở khu vực tranh chấp; sau đó, biến chúng thành các cấu trúc bê tông và nơi đồn trú của quân đội như những gì Trung Quốc từng làm ở bãi đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Rồi sau đó, Trung Quốc cũng có thể phát triển các hòn đảo nhân tạo này thành các căn cứ quân sự để kiểm soát trái phép biển Đông.

    Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines - ông Roilo Golez, Trung Quốc có đủ khả năng xây dựng một hòn đảo nhân tạo hoàn chỉnh gần bãi đá Chữ Thập, với một căn cứ quân sự trên diện tích 5km2. Việc xây dựng này sẽ thay đổi “cục diện cuộc chơi”, không chỉ với Philippines mà còn với toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á rơi vào tình thế nguy hiểm.

    “Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, ta có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km. Điều này thực sự nguy hiểm vì đây có thể trở thành căn cứ cho các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200km). Bãi đá Gạc Ma là chấm tròn ở giữa, vòng tròn xung quanh bán kính khoảng hơn 1.600 km. Phạm vi này bao gồm toàn bộ Philippines, và thực tế là toàn bộ Việt Nam, một phần lãnh thổ Malaysia, một phần của Borneo. Do vậy tất cả căn cứ của chúng ta đều bị đe dọa”, ông Golez cảnh báo.

    Vị chuyên gia của Philippines còn nhấn mạnh: "Trong thời gian 2-3 năm, đảo nhân tạo này sẽ là một hàng không mẫu hạm ảo không thể đánh chìm”. Theo ông Golez, động thái của Trung Quốc có thể được xem như một cách để củng cố quyền lực của Bắc Kinh ở biển Đông. Ông Golez khẳng định. Trung Quốc muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á qua kế hoạch xây dựng các công trình phi pháp này.

    Nhưng bất luận thế nào, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự là trái với tinh thần bản Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên biển Đông năm 2002 (DOC), ở điểm quy định các bên tranh chấp không được biến các đảo không người ở thành nơi có người ở.

    Còn trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Danny Russel hôm 10/6 cũng tuyên bố, những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông là “đi quá xa so với việc duy trì nguyên trạng”.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Vạch trần “mưu đồ” TQ khi xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma

Share This Page