Soi chiếc “mắt thần” C212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 6, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 348)

    (XHTT) Máy bay tuần thám biển C212-400 là loại máy bay tuần duyên mới và hiện đại nhất do Tây Ban Nha nghiên cứu chế tạo, được xem là “mắt thần” của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.


    Cảnh sát biển Việt Nam (CSB - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Coast Guard) là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, trên các vùng biển và thềm lục địa của mình.

    Còn máy bay C212-400 là biến thể của loại máy bay vận tải hạng nhẹ C-212, do Airbus Military (Tây Ban Nha) sản xuất, được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tuần thám hàng hải. Theo đó, C212-400 được thiết kế theo hướng tối ưu hóa khả năng bay ở tốc độ thấp (bay chậm khi cần), và được trang bị cơ động có khả năng bay tuyệt vời ở độ cao thấp. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị rất nhiều hệ thống trinh sát/quan sát tối tân, khiến nó được mệnh danh là "mắt thần" trên biển.

    Máy bay C212-400 trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt TPE-331-12JR công suất 925kw/chiếc, cho phép đạt tốc độ tối đa 400km/h và vận tốc tuần duyên khoảng 360km/h trong khi cự ly hoạt động đạt 1.850km, trần bay 3.300m, có khả năng cất cánh đường băng ngắn (khoảng 395m). Theo thiết kế của nhà sản xuất, C212-400 có thể trang bị súng máy và rocket để tham gia tấn công ngay trên biển.

    Với sải cánh dài 20,28m, chiều dài thân 16,15m, chiều cao 6,60m cùng diện tích cánh 42m2, C212-400 có trọng lượng cất cánh rỗng 3.620kg và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.100kg. Nó có khả năng mang 2,4 tấn nhiên liệu nếu sử dụng thùng nhiên liệu bổ sung.

    Buồng lái của chiếc C212-400 được lắp các bộ dụng cụ bay điện tử (EFIS) với 4 màn hình CTR, một bộ tích hợp dữ liệu (IED), 2 màn hình LCD đa chức năng, một hệ thống dẫn đường VOR (do Rockwell Collins sản xuất), hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS, hệ thống liên lạc VHF đa hướng cùng một hệ thống hỗ trợ điều hướng tự động, máy đo khoảng cách DME, thiết bị đo độ cao bằng sóng vô tuyến, hệ thống điều khiển bay tự động cùng một hệ thống đánh dấu vị trí do Dorne and Margolin (do Mỹ sản xuất).

    [​IMG]

    Máy bay tuần thám biển C-212-400 Việt Nam mới nhận.

    C212-400 còn có máy thu định vị toàn cầu GPS tích hợp sẵn trong hệ thống quản lý bay, một hệ thống chuyển đổi kiểm soát không lưu và một hệ thống thông tin nội bộ.

    “Linh hồn” của C212 400 là hệ thống tuần thám biển MSS-6000, trong đó cảm biến chính của hệ thống này là radar SLAR với khả năng lập bản đồ giám sát mặt biển. Radar sẽ quét trên mặt biển theo một đường vuông góc với đường bay cho đến giới hạn đường chân trời để ghi nhận các thông số.

    Các radar thông thường chỉ có thể thu nhận được khoảng 20 tín hiệu dội lại từ mỗi mục tiêu trong một lần quét, nhưng radar SLAR có thể thu nhận đến 1.000 tín hiệu dội lại từ mục tiêu – tức gấp 500 lần. Điều này cho phép SLAR phát hiện ra các mục tiêu rất nhỏ cũng như tính chất của mặt nước biển. Các đối tượng/vật thể có độ phản xạ sóng radar cao hơn so với mặt nước xung quanh sẽ bị phát hiện một cách nhanh chóng. Chúng có thể là tàu, thuyền hay các mảnh vỡ, cũng sẽ được hiển thị một cách rõ ràng trên một bản đồ số, thể hiện bề mặt biển với những thông số cụ thể về môi trường xung quanh.

    Radar SLAR có khả năng giám sát sự cố tràn dầu và các vật thể nhỏ trên mặt nước trên một khu vực rộng khoảng 18.000km2 trong mỗi giờ bay. Còn giám sát các tàu thuyền cỡ lớn, mỗi giờ bay có thể giám sát với khu vực rộng tới 48.000km2.

    Kế đến, cảm biến thứ 2 rất quan trọng trên C212-400 là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt FLIR Systems SAFIRE II. Hệ thống này bao gồm: Một máy ảnh hồng ngoại tầm xa, 1 hệ thống quang truyền hình có khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, một hệ thống trinh sát tầm xa, máy đo xa laser.

    SAFIRE II có khả năng tìm kiếm và phát hiện mục tiêu trong phạm vi 20km. SAFIRE II là một hệ thống FLIR hiện đại, một giải pháp tối ưu cho các hoạt động trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Nó cũng có thể phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho vũ khí mang theo trên C212-400 hoặc chuyển thông tin về mục tiêu cho các hệ thống chiến đấu khác.

    [​IMG]

    Bên trong khoang một chiếc CASA-212-400.

    Hiện, Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận và biên chế 3 máy bay tuần thám biển thế hệ mới CASA C212-400 do hãng Airbus chế tạo. Số máy bay này hiện nằm ở Lữ đoàn không quân 918 vận hành và có thể tham gia các hoạt động tuần tra biển khi cần.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Soi chiếc “mắt thần” C212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam

Share This Page