NASA tạo bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, May 12, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 284)

    Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên tái tạo thành công những hạt nhỏ li ti bụi thường chỉ tích tụ xung quanh các sao khổng lồ đỏ.

    [​IMG]
    Bụi vũ trụ được tạo ra trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: NASA/AMES)

    Bụi trên Trái đất bị liệt vào dạng phiền toái, nhưng bụi không gian lại vô cùng đặc biệt - nó giúp tạo nên những khối vật liệu xây dựng hành tinh.

    Sử dụng Phòng Mô phỏng Vũ trụ (COSmIC), các chuyên gia của Ames đã có thể tạo ra loại bụi được bơm vào đĩa giữa các vì sao (tức vùng khí bụi nằm giữa các ngôi sao) khi một ngôi sao đang tiến gần đến cuối đời sống của nó.

    Chẳng hạn, mặt trời của chúng ta sẽ phồng lên thành sao khổng lồ đỏ khi cháy hết nhiên liệu hydrogen trong lõi (trong vài tỉ năm nữa), và bắt đầu tiến trình lột bỏ các lớp ngoài cùng, phun vật liệu bụi vào không gian.

    Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các cơ chế sản sinh đằng sau những hạt bụi nhỏ vẫn là điều bí ẩn và không thể tái tạo trong điều kiện phòng thí nghiệm, theo Space.com.

    Nhờ vào COSmIC, các chuyên gia NASA đã tạo được bụi vũ trụ, từ đó bước vào cuộc nghiên cứu nhằm khám phá những manh mối về sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - NASA tạo bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm

Share This Page