Tách MobiFone khỏi VNPT: “VNPT sẽ chia đôi và cạnh tranh với nhau”?

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Apr 2, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 322)

    (XHTT) Chiều ngày 1/4, theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ và Bộ TT-TT, Chính phủ đã đồng ý việc tách MobiFone ra khỏi VNPT theo đề nghị của Bộ TT-TT.


    Tái cơ cấu VNPT là một trong các vấn đề được xã hội quan tâm nhiều trong thời gian qua, bởi đề án này không chỉ ảnh hưởng tới 4,5 vạn CB.CNV, viên chức của VNPT mà còn có tác động tới hàng chục triệu người đang sử dụng dịch vụ của hai mạng di động MobiFone và Vinaphone, chưa kể các thuê bao cố định.

    "Thủ tướng và các cơ quan tham mưu đã làm việc thận trọng. Chiều qua, Thủ tướng đã thông qua đề án tái cơ cấu VNPT theo hướng tách MobiFone ra khỏi VNPT. Bộ TT-TT sẽ đại diện chủ sở hữu của VNPT và công ty viễn thông di động MobiFone. Thủ tướng cũng chỉ đạo nhanh chóng cổ phần hóa đúng lộ trình", Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son cho biết.

    Theo đó, Thường trực Chính phủ đã dành tới 3 cuộc làm việc để xem xét tái cơ cấu Tập đoàn VNPT và đến chiều 31/3, Thủ tướng Chính phủ mới chính thức thông qua đề án này. Dự kiến thời gian tới sẽ những quyết định cụ thể và công bố công khai minh bạch.

    Trước đó, cũng tại phiên họp báo Chính phủ tháng 3/2014, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông báo, Chính phủ đã có kết luận về Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT trên tinh thần "đồng ý với đề nghị" của Bộ TT-TT. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, phần còn lại tiếp tục củng cố làm sao cho cả MobiFone và VNPT cùng mạnh, tiếp tục giữ thương hiệu và phát triển ngày càng tốt hơn, Bộ trưởng Nên trả lời báo giới. Ông cho biết sẽ có văn bản chính thức, sớm nhất về vấn đề này.

    Vậy là, sau nhiều lần trình nhưng chưa được phê duyệt, cũng như nhiều kịch bản được VNPT và Bộ TT-TT đặt ra, như nên tách mạng nào, giữ mạng nào ở lại VNPT, cuối cùng, việc tách MobiFone cũng đã hoàn thành. Một khi đề án Tái cơ cấu VNPT đi vào thực tế, chắc chắn nó sẽ làm thay đổi hẳn cục diện thị trường viễn thông tại Việt Nam hiện nay, và rất có khả năng sẽ tạo ra sự đột phá mới.

    Quyết định tách MobiFone được đông đảo giới chuyên gia nhận định là hợp lý. Ngay như lời của Tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng, Tập đoàn đã tiến hành phân tích rất kỹ việc nên tách mạng nào trong quá trình xây dựng Đề án, đánh giá ưu và nhược điểm của từng lựa chọn trên góc độ tài chính, kinh tế, sự ảnh hưởng đến khách hàng... Sau nhiều lần tham vấn và thảo luận cùng Bộ TT-TT, hai bên đã đã thống nhất tách MobiFone cùng một số đơn vị khác. Lựa chọn này vừa đảm bảo cho MobiFone có thể tiếp tục phát triển, vừa tạo điều kiện cho phần còn lại của Tập đoàn VNPT, trong đó có mạng VinaPhone phát triển lành mạnh.

    Tuy nhiên, việc tách mạng MobiFone ra khỏi VNPT để thành một đơn vị độc lập của Chính phủ vừa chấp thuận (Đề án) là tách riêng để cổ phần hoá chứ không kèm các công ty thành viên khác đang làm ăn yếu kém (với số lỗ khoảng 1.600 tỷ đồng) như đề xuất của VNPT trước đó. Điều này chắc chắn sẽ khó khăn hơn cho VNPT sau khi tách MobiFone ra.

    [​IMG]

    TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT.

    Ở góc độ khác, phát biểu với báo giới, ông Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT-TT) và từng là Tổng Giám đốc TCTy BCVT VN cho rằng, việc MobiFone tách ra khỏi VNPT chính là do cách làm của VNPT.

    "Đáng lý VNPT phải thực hiện chủ trương cổ phần hóa MobiFone từ năm 2006 thì lúc đấy VNPT vẫn có thể chiếm 80% cổ phần trong MobiFone. Nếu làm như thế theo Nghị định 25 ra đời năm 2011, VNPT vẫn giữ 80% và chỉ cổ phần hóa 20% của MobiFone, VNPT vẫn giữ được lợi nhuận của MobiFone. Như vậy, MobiFone không phải thành 1 tổng công ty mới và bây giờ VNPT cũng không chia đôi cạnh tranh với nhau. Thực chất, khi tách MobiFone, VNPT sẽ chia đôi và cạnh tranh với nhau. Rõ ràng là VNPT không mong muốn thực tế đó" – Ông Trực nói.

    Trước đó, ông Mai Liêm Trực đã từng nhấn mạnh rằng, viễn thông Việt Nam muốn phát triển thì phải cổ phần hóa. Nếu bức tranh thị trường viễn thông trong tương lai có 4 doanh nghiệp lớn, ví dụ Viettel là doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng thì nên để 100% Nhà nước, các doanh nghiệp còn lại thì cổ phần hóa và những doanh nghiệp nào quan trọng thì Nhà nước chiếm 51% cổ phần.

    Thanh Trà (tổng hợp)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Tách MobiFone khỏi VNPT: “VNPT sẽ chia đôi và cạnh tranh với nhau”?

Share This Page