"Nhập môn" Android: Những điều người dùng cần biết

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 24, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 342)

    (XHTT) Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner dự đoán, các thiết bị sử dụng nền tảng Android sẽ lần đầu tiên đạt mốc 1 tỷ chiếc trong năm 2014, chiếm 45% thị phần hệ điều hành di động trong năm 2014, và bỏ xa nền tảng iOS của Apple trên cả thị trường máy tính bảng lẫn smartphone.


    Điều đó cho thấy, các thiết bị Android ngày càng trở nên phổ biến và số người dùng nền tảng này đang tăng lên từng giờ. Nếu bạn là một người dùng Android mới, sẽ không có gì là quá thừa nếu bạn nắm được những thông tin cơ bản của hệ điều hành này để từ đó vận hành và sử dụng thiết bị Android được tốt hơn.

    Tắt ứng dụng

    Không giống các nền tảng di động khác, nhiều người dùng Android mới sẽ ngạc nhiên khi thấy bản thân các ứng dụng lại không có lệnh để thoát hoặc tắt đi. Tuy vậy, cơ chế tắt hoặc thoát khỏi ứng dụng lại đơn giản, bạn chỉ cần nhấn vào nút Home hoặc chuyển sang ứng dụng khác trong danh sách những ứng dụng đang sử dụng gần nhất là được.

    Nói đúng ra, hệ điều hành Android sẽ tự quản lý các ứng dụng giúp bạn. Nếu có một ứng dụng nào đó đang mở mà không được sử dụng trong một thời gian nhất định, nó sẽ tự động được tắt đi. Nếu có một ứng dụng nào đó chiếm dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống – nó cũng sẽ tự động được tắt đi. Vì vậy, bạn không cần phải lo khi mình mở quá nhiều ứng dụng trên máy bởi Android sẽ tự động điều chỉnh sao máy được tối ưu một cách tốt nhất.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt một ứng dụng bằng cách nhấp đúp vào hút Home để hiển thị danh sách những ứng dụng đang được dùng gần nhất, rồi từ đó có thể vuốt từng ứng dụng cần tắt ra bên cạnh là xong.

    Nâng cấp phần mềm

    Ở đây chúng ta đang nói tới việc nâng cấp bản thân hệ điều hành Android và ứng dụng cài đặt trên đó. Nếu bạn muốn nâng cấp hệ điều hành của thiết bị, Android đã trang bị sẵn cơ chế để người dùng kiểm tra xem thiết bị của họ có cần nâng cấp hay không. Trong Settings, bạn vào phần About Phone hoặc About Device rồi chọn System Update hoặc Software Update, sau đó nhấp vào Check Now để điện thoại tự kiểm tra xem hệ điều hành đã là phiên bản mới nhất hay chưa. Nếu chưa, sẽ có một thông báo cho phép bạn nâng cấp ngay tức thì.

    [​IMG]

    Những nâng cấp này thường ở dạng miễn phí và người dùng không phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào. Đối với các ứng dụng, khi nào cần nâng cấp chúng thường sẽ có cơ chế nhắc tự động mà các nhà cung cấp đã tích hợp sẵn trong đó. Trên màn hình thiết bị sẽ xuất hiện thông báo cần nâng cấp, bạn nhấp vào đó và thực hiện theo hướng dẫn là xong.

    Download ứng dụng từ kho Google Play

    Android là “con đẻ” của Google nên không có gì ngạc nhiên khi nó nhận được sự hỗ trợ tốt của hãng cung cấp dịch vụ này. Các thiết bị Android đều có kho ứng dụng mạnh và phong phú - đó là Google Play Store. Để truy cập vào kho ứng dụng này, bạn nhấn vào biểu tượng Play Store trên màn hình điện thoại rồi lên trên đó tìm kiếm những ứng dụng hoặc game mong muốn rồi tải về dùng.

    [​IMG]

    Tốt nhất bạn nên vào Play Store trước bằng máy tính để tìm kiếm game hoặc ứng dụng trên đó. Việc tìm kiếm kiểu này sẽ nhanh hơn tiện dụng hơn. Khi đã tìm được rồi, bạn dùng điện thoại/tablet Android truy cập vào Play Store để tải về. Nếu bạn có lỡ tay xóa mất ứng dụng đó thì cũng không cần phải lo lắng gì nhiều bởi việc quản lý dựa trên tài khoản người dùng. Nếu trước đó phải bỏ tiền ra mua ứng dụng, sau đó bạn chỉ cần download cài đặt lại mà không phải trả thêm tiền gì cả.

    Google Play hỗ trợ cả cách thức tìm kiếm và duyệt ứng dụng trên PC nhưng sẽ download và cài đặt trực tiếp trên điện thoại với điều kiện điện thoại được kết nối vào máy tính.

    Chia sẻ, gửi kèm hình ảnh/tài liệu

    Đôi khi nghĩa của từ “chia sẻ” không chỉ giới hạn trong phạm vi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, mà nó còn là gửi thông tin cho một ai đó hoặc tới một đích nào đó. Nếu như trên máy tính, khi cần gửi kèm tài liệu hoặc ảnh theo e-mail hoặc upload lên mạng xã hội, chỉ cần mở e-mail và truy cập vào mạng xã hội rồi upload hoặc đính kèm tài liệu/ảnh là xong. Còn trên thiết bị Android, đầu tiên bạn cần phải mở tài liệu hoặc ảnh rồi nhấp vào biểu tượng Share (chia sẻ) để thực hiện thao tác chia sẻ hoặc gửi đi.

    [​IMG]

    Để in tài liệu hoặc ảnh từ thiết bị Android, bạn cũng thực hiện quy trình tương tự: phải chọn ảnh/tài liệu rồi mới in được. Biểu tượng Share trong Android còn được dùng để đẩy video lên dịch vụ lưu trữ đám mây để chia sẻ hoặc truy cập.

    Ẩn những ứng dụng không dùng tới

    Như đã nói ở trên, một thiết bị Android mới thường được cài sẵn nhiều ứng dụng mà không phải lúc nào bạn cũng dùng tới. Có những ứng dụng thậm chí không bao giờ sử dụng tới. Ngoài việc loại bỏ icon ứng dụng như đã nói ở phần trên, bạn có thể ẩn những ứng dụng này trong danh sách quản lý ứng dụng. Ngoài ra, bạn có thể tạo các thư mục riêng trong phần quản lý ứng dụng để gom vào đó những ứng dụng cài đặt trước hoặc những ứng dụng “linh tinh” mà bạn không thể gỡ chúng khỏi thiết bị.

    Tối ưu màn hình Home

    Màn hình Home của Android cho phép người dùng có thể thoái mái sắp xếp theo cách riêng miễn là họ cảm thấy tiện lợi. Khi mua về một thiết bị Android, nó thường được cài đặt sẵn nhiều ứng dụng và trên màn hình Home thường có nhiều biểu tượng (icon) của ứng dụng đó. Khi không cần dùng tới ứng dụng nào đó, hay đơn giản chỉ cần loại bỏ bớt các icon ứng dụng trên màn hình Home, bạn chỉ cần nhấp và giữ ngón tay vào icon rồi di lên trên đầu màn hình là loại bỏ được đi.

    [​IMG]

    Nếu có lỡ tay xóa mất một icon ứng dụng nào đó, bạn vẫn có thể khôi phục được nó bằng cách vào phần liệt kê ứng dụng (Apps), nơi lưu trữ các ứng dụng được cài đặt trên máy, nhấp và giữ ứng dụng cần tạo icon rồi kéo ra màn hình Home là xong. Bạn cũng có thể đặt cùng một ứng dụng trong nhiều thư mục hoặc màn hình khác nhau.

    Không hỗ trợ tốt Flash

    Có một thực tế là các thiết bị Android thường hỗ trợ không tốt các nội dung hoặc trang web bằng Flash. Tuy có một số ứng dụng bên thứ ba hỗ trợ Flash nhưng nói chung trải nghiệm mang lại không được như mong muốn. Flash là cái gì đó thích hợp với máy tính hơn là với các thiết bị Android.

    Gia Nguyễn

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - "Nhập môn" Android: Những điều người dùng cần biết

Share This Page