8 thủ thuật Windows 8.1 cho người dùng doanh nghiệp

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 12, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 396)

    Với những tính năng nhỏ nhưng tiện dụng sau đây, các nhà quản trị hệ thống máy tính Windows 8.1 sẽ có thể sử dụng để quản lý mạng doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.


    Hãng phần mềm Microsoft vừa chính thức công bố sẽ ngưng hỗ trợ Windows kể từ ngày 8/4/2014 tới đây. Nhiều doanh nghiệp có lẽ sắp phải bận rộn với quá trình nâng cấp hệ thống máy tính của họ. Theo cuộc khảo sát của Spiceworks từ tháng 12/2013, có khoảng 76% chuyên gia IT vẫn sử dụng vài thiết bị chạy hệ điều hành Windows XP và khoảng 36% có ít nhất một thiết bị chạy Windows XP dù sắp tới đây nền tảng này sẽ không còn được hỗ trợ.

    Cuộc khảo sát cũng cho thấy, trong số những nhà quản lý IT “trung thành” với Windows XP trên, 49% có kế hoạch sẽ nâng cấp lên Windows 7 trong khi chỉ có 7% dự định nâng cấp lên Windows 8 hoặc 8.1. Dĩ nhiên, khả năng nâng cấp còn tùy thuộc nhiều vào phần cứng của hệ thống máy tính hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với rất nhiều tính năng và tùy chọn bảo mật dành cho doanh nghiệp, phiên bản hệ điều hành Windows 8.1 mới nhất của Microsoft có lẽ là một trong những tùy chọn cho các chuyên gia hệ thống.

    Hãy cân nhắc xem xét những tính năng quan trọng này cho công việc quản trị hệ thống doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí, nhân lực và những yếu tố khác trước khi quyết định sử dụng hệ điều hành Windows 8.1 cho hệ thống mạng doanh nghiệp của bạn.

    1. Khởi động vào Desktop

    Người dùng Windows 8.1 thường yêu cầu khởi động trực tiếp vào màn hình Desktop và bỏ qua giao diện Metro ô vuông như trước đây trong phiên bản Windows 8. Microsoft đã cung cấp chế độ “Boot to Desktop” trong tất cả phiên bản Windows 8.1. Đối với người dùng doanh nghiệp, các nhà quản trị hệ thống có thể dùng Group Policy để buộc tất cả máy tính Windows 8.1 trong mạng phải kích hoạt tính năng này.

    [​IMG]
    Hiện tại, Windows Server 2012 chưa có một thiết lập Group Policy cụ thể nào để kích hoạt tính năng “Boot to Desktop”. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra một mục mới “new registry item” trong “User Configuration” của Group Policy và sau đó thêm các thông số như sau:
    Key: HKEY_Current_User\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\StartPage\
    Value: OpenAtLogon
    Value Type: Reg_DWORD
    Value Data: "0" Boots to Desktop
    Value Data: "1" Boots to Start Screen

    2. Trình đơn dành cho nhà quản trị

    [​IMG]
    Trên máy tính Windows 8.1, các nhà quản trị có thể sử dụng trình đơn dòng lệnh mạnh mẽ bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows-X. Trình đơn này bao gồm các công cụ quản trị hữu hiệu, chẳng hạn như Admin-level Command Prompt, Device Manager, Disk Management và một số công cụ khác trong đó có cả các tùy chọn tắt máy nhanh.
    3. Bố trí màn hình Start Screen

    [​IMG]
    Start Screen Layout là một tính năng trong phiên bản Windows 8.1 Enterprise cho phép nhà quản trị tạo một hình ảnh màn hình Start Screen chuẩn và áp dụng cho các tài khoản người dùng. Sau đó, người dùng có thể sử dụng cách bố trí màn hình này cho mọi thiết bị của họ. Bạn có thể sử dụng Group Policy Object (GPO) để áp dụng cách bố trí màn hình tùy biến cho người dùng trong mạng doanh nghiệp. Màn hình mẫu Start Screen trong Group Policy cũng có thể được truy xuất theo đường dẫn User Configuration→Administrative Templates→Start Menu and Taskbar.
    4. Truy xuất mạng dễ dàng với thanh Ribbon

    [​IMG]
    Nhiều người dùng cao cấp giờ đây sẽ đánh giá cao giao diện thanh Ribbon mới trong Windows Explorer của Windows 8.1. Đặc biệt, nút “Add Network Location” cho phép bạn thêm một liên kết Internet hay Intranet, đường dẫn mạng, trang FTP hay một vị trí mạng khác vào Explorer. Sau đó, bạn cũng có thể gửi đường dẫn này qua email hay sao chép vào tài liệu. Thanh Ribbon mới cũng có các biểu tượng để nhanh chóng ánh xạ ổ đĩa và mở Control Panel.
    5. Liệt kê các ứng dụng Desktop trước

    [​IMG]
    Windows 8.1 có một tính năng tiện dụng cho phép người dùng liệt kê trên màn hình Start Screen tất cả các ứng dụng phiên bản Desktop trước, rồi sau đó mới đến các ứng dụng theo phong cách Metro hiện đại, dành cho tablet. Điều này cho phép người dùng nhanh chóng truy xuất đến các ứng dụng dành cho doanh nghiệp và các ứng dụng của hãng thứ ba. Bạn có thể kích hoạt tính năng này bằng cách chọn thẻ Navigation trong cửa sổ "Taskbar and Navigations Properties". Dĩ nhiên là nhà quản trị hệ thống cũng có thể thiết lập màn hình Start Screen của Windows chỉ hiển thị những ứng dụng Desktop quan trọng bằng cách thủ công hay bằng thủ thuật Start Screen Layout qua Group Policy như trên.
    6. Quản lý Work Folders

    [​IMG]
    Work Folders là một tính năng cho phép người dùng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị Windows 8.1 và RT 8.1 (trong tương lai sẽ hỗ trợ thêm Windows 7 và iPad). Tính năng này đòi hỏi dịch vụ Work Folders phải được triển khai trên một máy chủ Windows Server 2012 R2. Work Folders là một tùy chọn đáng giá cho nhiều công ty có dữ liệu nội bộ nhạy cảm vì các thư mục sẽ được mã hóa và xuất bản bằng các chứng chỉ SSL. Người dùng cũng có thể đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật cho dù họ đang dùng máy tính để bàn hay thiết bị di động cùng chạy Windows 8.1.
    7. NFC chạm để in

    [​IMG]
    Thậm chí trong thời đại CNTT phát triển vượt trội như hiện nay, một số người dùng vẫn phải lặn lội đến văn phòng chỉ vì muốn in một tài liệu công việc nào đó. Bên cạnh đó, bộ phận IT đôi khi phải mất nhiều thời gian để cài đặt kết nối thiết bị cá nhân với máy in doanh nghiệp. NFC Tap-to-Print ra đời nhằm cho phép người dùng chạm một thiết bị Windows 8.1 vào một máy in hỗ trợ NFC, kết nối với máy in rồi sau đó nhanh chóng in tài liệu. Không cần phải nhờ đến hỗ trợ kỹ thuật. Trên thị trường hiện nay đã có một số máy in tích hợp NFC chẳng hạn như model Brother MFC-J870DW. Tuy nhiên, bộ phận IT cũng có thể tự tạo các nhãn NFC cho những model máy in không hỗ trợ NFC hiện thời để người dùng Windows 8.1 kết nối vào mạng và in tài liệu.
    8. Tham gia Workplace

    [​IMG]
    Trong Windows 8, để sử dụng tài nguyên chung của mạng nội bộ thì các thiết bị phải tham gia vào Domain. Còn trong Windows 8.1, người dùng có thêm tùy chọn trung gian là tính năng Workplace Join và vẫn có thể truy xuất một số nguồn tài nguyên cụ thể. Workplace Join đòi hỏi phải có máy chủ Windows Server 2012 R2, Active Directory, AD FS và máy chủ web. Tuy nhiên, trên máy tính Windows 8.1 của người dùng thì chỉ cần nhập vào User ID hay nhấn nút Join trong phần PC Settings→Network→Workplace.
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - 8 thủ thuật Windows 8.1 cho người dùng doanh nghiệp

Share This Page