Kết nối 5 tỷ người, 50 tỷ thiết bị đến năm 2020

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Feb 19, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 318)

    Theo dự báo của Cisco, đến năm 2020, sẽ có 50 tỷ thiết bị khác nhau kết nối vào Internet. Do đó, cần phải xem xét lại triệt để những nguyên lý xây dựng mạng lưới.

    [​IMG]
    Rob Lloyd,Chủ tịch Cisco phụ trách gia công và bán hàng: “Đám mây của Cisco sẽ đảm bảo chuyển dịch an toàn các gói dữ liệu kinh doanh từ đám mây riêng sang đám mây công cộng và ngược lại”.
    Diễn đàn Cisco Live 2014 mới đây tại Milan, Italia với sự tham gia của 7.000 chuyên gia được tổ chức với khẩu ngữ “Kết nối những gì chưa kết nối” – Connecting the Unconnected. Sự phát triển vũ bão của mạng Internet toàn diện (Internet of Everything, IoE) đang dẫn tới dự báo của Cisco rằng Internet vào năm 2020 sẽ kết nối 5 tỷ người và 50 tỷ trang thiết bị. Và trong số 50 tỷ trang thiết bị sẽ không chỉ có những thứ quen thuộc như máy tính bảng, điện thoại thông minh mà còn cả những cảm biến và thiết bị có khả năng nhận và chuyển thông tin.
    Các nhà phân tích của Cisco dự đoán rằng tốc độ gia tăng nối mạng chóng mặt đã cảm nhận được từ ngày hôm nay và trong 10 năm tới sẽ mang lại 19 nghìn tỷ USD dưới dạng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng thu nhập của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

    Theo Rob Lloyd, Chủ tịch Cisco - phụ trách gia công và bán hàng, với cách thức tiếp cận truyền thống tới việc xây dựng và khai thác các hệ thống CNTT, với sự gia tăng đột biến số lượng các thiết bị kết nối, sẽ không thể phục vụ các mạng lưới bành trướng. Chúng ta cần phải có những biện pháp đặc biệt hướng đến việc đơn giản hóa và tự động hóa các thủ tục điều hành và khai thác. Ông đề xuất mô hình tối ưu 3 tầng gồm tầng dưới là hạ tầng vật lý (chuyển mạch, định tuyến), tầng trên là các ứng dụng và tầng giữa là nền tảng điều khiển hạ tầng mạng vạn năng.

    SDN++ của Cisco

    Chi tiết then chốt ở tầng điều khiển trong sản phẩm vừa nêu của Cisco là ứng dụng kiểm soát Application Policy Infrastructure Controller (APIC) mà Lloyd mô tả như là giải pháp SDN++. Bộ kiểm soát là một phần kiến trúc Application Centric Infrastructure (ACI). Ý tưởng chính của bộ kiểm soát là để cho các ứng dụng khả năng tự lập trình mạng. Để làm được vậy, khi triển khai ứng dụng, sẽ tạo hồ sơ riêng cho nó. Ở hồ sơ này chỉ rõ mục tiêu đặc thù ứng với các thông số chất lượng dịch vụ (QoS), an ninh, cân bằng tải và khác. Những đặc tính này sẽ được nhúng vào bộ kiểm soát APIC, những thứ này lập trình tương ứng với những chuyển mạch và định tuyến.

    Hồi tháng 11/2013, Cisco cũng đã giới thiệu bộ kiểm soát APIC cho các trung tâm xử lý dữ liệu được điều khiển bởi các chuyển mạch Nexus 9000 trước tiên. Sang tháng 1/2014, module tổ hợp Enterprise Module đã được công bố. Module này mở rộng chức năng APIC cho các mạng phân tán và mạng truy cập.

    Theo Cisco, module tổng hợp APIC (dự kiến ra mắt thị trường vào hè 2014) cho khả năng thấy toàn bộ mạng lưới như một cấu trúc duy nhất chứ không như tập hợp của các mạng lưới riêng biệt cấu thành. Giải pháp này tự động thực hiện nhiều chức năng, cho phép cấu hình hiệu chỉnh và đặt chính sách tập trung cùng với hiệu chỉnh từng thiết bị theo thứ tự riêng biệt. Dự báo, module này sẽ hỗ trợ một số lượng lớn các giao diện bao gồm OpenFlow, onePK và giao diện dòng lệnh. Nó sẽ được nhắm vào các thiết bị mới hỗ trợ các mạng lập trình SDN-ready cũng như thiết bị cũ của Cisco bao gồm các chuyển mạch Catalyst.

    Theo tính toán của Forrester, các giải pháp tương tự APIC sẽ cho phép cắt giảm tới 36% chi phí thời gian khai thác và bảo dưỡng mạng lưới. Thời gian chi cho hệ thống CNTT giải phóng được có thể dùng vào ứng dụng các giải pháp mới giúp nâng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Kiến trúc ACI được Cisco đề xuất về bản chất là kiến trúc các mạng lập trình ứng dụng mở rộng và nâng cao. Phương án SDN cổ điển trên cơ sở chuẩn giao thức tương tác các chuyển mạch và kiểm soát, OpenFlow duy nhất cho đến hiện nay được Cisco gọi là Generic SDN và cho rằng sự phát triển của nó sẽ trải qua các dự án mở như OpenDaylight. “Trong đa số trường hợp, các khách hàng không thể nhận được từ Generic SDN những thứ họ thực sự muốn có từ SDN – Lloyd nói – Và khi đó, người ta sẽ cần tới các giải pháp SDN++ như Cisco ACI”.

    Từ kết nối máy tính đến kết nối đám mây

    Sự ra mắt quan trọng khác tại Cisco Live 2014 là giải pháp InterCloud. InterCloud có khả năng hiện thực hóa quan niệm “Thế giới của các đám mây” – World of Many Clouds. Đây là giải pháp hạ tầng triển khai model mềm cho phép dễ dàng nhanh chóng tập hợp và chuyển dịch theo nhu cầu cả những đám mây công cộng thành những đám mây riêng để hoàn tất các nhiệm vụ như lưu trữ, tính toán, sử dụng các ứng dụng mà vẫn bảo toàn được các chính sách và an ninh. Nhờ có sự mềm dẻo như thế, cả những công việc quá tải về tổ chức cũng có thể chọn lựa chiến lược tính toán đám mây tối ưu liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế.

    Về phần các nhà mạng trong đám mây của họ có các đám mây doanh nghiệp, các khách hàng có thể dịch chuyển các nguồn lực và nhiệm vụ của mình nhờ InterCloud, công ty kể tên các khách hàng đầu tiên tham gia chương trình Cisco Powered như BT, CSC, CenturyLink và Virtustream. Cũng có thể bổ sung thêm các tên tuổi như Amazon Web Services, Microsoft Azure và các đám mây công cộng khác. Về nhóm các đám mây tư nhân, Cisco InterCloud sẽ hỗ trợ tất cả các nền tảng ảo hóa chính, trong đó có Vmware, Microsoft, Citrix và OpenStack/KVM.

    Hình thành thành phố thông minh

    Một trong những lý do chọn Milan làm nơi tổ chức Cisco Live 2014 là năm 2015, tại thành phố này sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế - Expo Milan 2015. Khắp nơi đang trong không khí chuẩn bị cho sự kiện tầm cỡ thế giới. Là đối tác của Expo Milan 2015, Cisco đang triển khai các mạng và giải pháp cần thiết cho Expo, bao gồm cả các hệ thống an ninh, các hệ thống video TelePresence và Digital Signage. Sẽ có một loạt giải pháp IoE được triển khai biến Milan thành thành phố thông minh – Smart City.

    Hàng tỷ đối tượng thiết bị kết nối sẽ dẫn tới hình thành một khối lượng khổng lồ các dữ liệu đòi hỏi những phương pháp xử lý và sử dụng nên mạng Internet toàn diện sẽ không tách rời khỏi Dữ liệu lớn (Big Data). Một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất sẽ là đảm bảo an ninh cho những cảm biến toàn cầu và những thiết bị kết nối khác.

    Thành phố đã thụ hưởng công nghệ Internet toàn diện mà Cisco muốn kể tới hôm nay là Barcelona, Tây Ban Nha. Ở thủ đô của xứ Catalonia, các giải pháp IoE được dùng để điều khiển công việc cấp nước, giao thông công cộng và giao thông tư nhân, xử lý, vận chuyển rác thải ra khỏi thành phố… Theo tòa thị chính Barcelona, điều kiển mạng lưới cấp nước thông qua Internet đã tiết kiệm cho thành phố 58 triệu USD mỗi năm còn giải pháp mạng lưới chiếu sáng đường phố thì giảm chi phí được một phần ba, tiết kiệm cho thành phố 37 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, theo lãnh đạo thành phố Barcelona, cái quan trọng nhất là đã có 47.000 chỗ làm mới xuất hiện trong những năm gần đây nhờ vào kết quả ứng dụng các sáng kiến khác nhau liên quan đến mạng Internet toàn diện bất chấp tình hình kinh tế trong thời gian này không được tốt.

    Còn một hệ thống IoE nữa được ứng dụng ở Barcelona là các bãi đậu xe thông minh. Ứng dụng này đã cho phép giảm mạnh lưu đồ (tới 40%) cũng như tăng thêm thu nhập cho thành phố từ việc đậu xe – lên 50 triệu USD. Tại phần giới thiệu giải pháp Smart Parking ở Cisco Live 2014, những bộ cảm biến về sự có mặt hay không của ô tô nơi bãi đậu chính là các cảm biến từ cấy thẳng lên lớp nhựa đường. Thông tin từ chúng được thu thập qua hệ thống kết nối không dây – Zegbee. Phương án khác, sử dụng hệ thống quan sát bằng camera chuyển thông tin đến smartphone của tài xế. Tài xế sẽ dễ dàng biết ở đâu có bãi trống để nhanh chóng đậu xe.

    Theo các nhà phân tích của IDC, khi hình thành mạng Internet toàn diện, các giao thức sẽ không mâu thuẫn nhau. Các nhiệm vụ và các đối tượng kết nối đủ khác nhau để có thể có chỗ cho mọi công nghệ đang tồn tại; ví dụ, trong trường hợp kết nối không dây sẽ dùng Wi-Fi, LTE, Bluetooth, Zegbee và các giao thức khác. Cần lưu ý, khi triển khai các dự án, không phải khi nào cũng có lợi nhuận ngay tức thì. Ví dụ, khi triển khai các hệ thống Smart City, rất quan trọng là sự tiện lợi cho các công dân, môi trường sinh thái, các khía cạnh xã hội và khác…

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Kết nối 5 tỷ người, 50 tỷ thiết bị đến năm 2020

Share This Page