Lợi hại khi 'bế tinh'

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Feb 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 413)

    Gần đây, rất nhiều đấng mày râu học cách “bế tinh” (giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh). Họ cho rằng như thế sẽ giữ được tinh khí, tăng cường được sức lực…
    Nhưng sự thật đáng buồn! Không ít trong số những người áp dụng phương pháp “bế tinh” gặp những sự cố như: mất hẳn phản xạ xuất tinh khi quan hệ tình dục, mất khoái cảm, tạo bức xúc, khó chịu và đau đớn màng hạ vị…
    Hiểu sai
    Về pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền, danh y Tuệ Tĩnh đã tổng kết:
    “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
    Một số người đã không hiểu hoặc hiểu sai hai câu thơ trên mà cho rằng “bế tinh” là “không nhả đạn”. Theo quy luật tự nhiên, giao hợp là phải xuất tinh, vì thế mọi hình thức cưỡng lại tự nhiên đều gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.
    [​IMG]
    Theo y học cổ truyền, vật chất cơ bản của sự sinh trưởng, phát dục của con người được chia thành tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ cha mẹ, tinh hậu thiên là tinh lấy từ thức ăn uống, ngũ tạng đều tàng tinh, song đều quy về thận, cội nguồn của sinh mệnh. Tinh sung mãn thể hóa khi sinh thần, người khỏe mạnh, vô bệnh, khi tinh khí suy yếu thì người yếu đuối, nhiều bệnh. “Bế tinh, dưỡng tinh, tồn tinh” là nội dung trọng yếu của phép dưỡng sinh. Không nên cạn hiểu “bế tinh” là không xuất tinh khi giao hợp.
    Theo y học hiện đại, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuất tinh, có thể sẽ hấp thu lại số tinh trùng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Vì vậy, “bế tinh” theo kiểu “không nhả đạn” chẳng có ý nghĩa gì.
    Hậu quả khôn lường
    Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, xuất tinh là một quá trình sinh lý quan trọng cho sinh hoạt tình dục thêm hài hòa mỹ mãn. Song, có một số người vì một lo lắng nào đó thường chọn cách kìm nén xuất tinh, điều này rất có hại cho sức khỏe.
    Dẫn đến xuất tinh ngược chiều
    Xét về giải phẫu học, xuất tinh sau khi hợp với niệu đạo, hình thành một kết cấu 3 đường hình chữ “Y” đưa tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo, cũng có thể thông tới bàng quang. Trong trường hợp thông thường, khi xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang trong trạng thái thu nhỏ và đóng lại, nhưng cơ ở niệu đạo lại giãn nở mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất tinh, tinh dịch buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
    Dẫn đến khả năng không xuất tinh
    Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc.
    Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào, là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích đầy đủ, “trung khu phóng tinh” hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
    Dẫn đến viêm tinh hoàn
    Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái sung huyết. Nếu “ngưng chiến”, không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái sung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
    Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến
    Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2 - 3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%;15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu “ngưng chiến”, tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái sung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi sung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
    Dẫn đến liệt dương
    Khi đang sinh hoạt, bỗng “ngưng chiến”, hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
    Dẫn đến thần kinh suy nhược
    Có người cho rằng, tinh dịch là vật chất tinh hoa của cơ thể, lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe, họ đã dùng cách kìm nén không xuất tinh, khiến đại não trong trạng thái căng thẳng, lo âu, thần kinh luôn bị ức chế, tạo sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt.
    Theo Sức khỏe đời sống
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lợi hại khi 'bế tinh'

Share This Page