Loài người nếm thử rượu từ 10 triệu năm trước

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 403)

    Thứ bảy, 23/2/2013, 14:32 GMT+7
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhóm nghiên cứu tại Quỹ tiến hóa phân tử ứng dụng có trụ sở tại Gainesville, bang Florida, Mỹ theo dõi sự tiến hóa phân tử emzyme của người có chức năng chuyển hóa rượu, alcohol-dehydrogenase 4 và rút ra kết luận, enzyme xuất hiện ở tổ tiên loài người, vượn gôrila và tinh tinh khoảng 10 triệu năm trước.
    Để thực hiện nghiên cứu trên, giới khoa học tái tạo alcohol-dehydrogenase 4 ở loài vượn tuyệt chủng.
    Đầu tiên, nhóm nghiên cứu trình tự ADN của 27 loài vượn thời nay và sau đó tiến hành ngược lại. Kết quả, giới khoa học tính toán được bộ mã di truyền của một loài vượn tuyệt chủng và tạo ra enzyme trong phòng thí nghiệm.
    Enzyme này có nhiệm vụ phân tách rượu trong hệ thống tiêu hóa. Nhưng kết quả nghiên cứu không có nghĩa 10 triệu năm trước tổ tiên chúng ta bắt đầu uống rượu, mà mới chỉ ra rằng thời đó đã xuất hiện loại enzyme mới mà di truyền đến thời chúng ta theo con đường chọn lọc tự nhiên.
    Cũng có thể, phân tử enzyme xuất hiện khi loài vượn tử trên cây xuống mặt đất tìm thức ăn. Khoa học cho rằng đôi khi các loại quả mà chúng tìm thấy đã bắt đầu lên men.
    Giả thuyết này giải thích vì sao đười ươi sống trên cây lại không có khả năng tiêu hóa rượu, trong khi đó phần lớn người, tinh tinh và vượn gôrila lại có khả năng như vậy.
    Theo Vietnam+
    rượu,cốc rượu,chai rượu
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Loài người nếm thử rượu từ 10 triệu năm trước

Share This Page