ThinkPad Yoga – Những khiếm khuyết không đáng có

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Dec 27, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 588)

    Với màn hình kích thước 12,5 inch chiếc ultrabook lai tablet của Lenovo có tên ThinkPad Yoga tiếp tục duy trì thiết kế sáng tạo của IdeaPad Yoga, ưu điểm vượt trội của bàn phím ThinkPad cũng như thiết kế siêu bền của nó. Nhưng Lenovo ThinkPad Yoga không phải là dành cho đa số người dùng thông thường mà được thiết kế dành cho doanh nghiệp. Nhưng liệu với mức giá 1.329 USD (khởi điểm 1299 USD), ThinkPad Yoga liệu có phải là thiết bị lai phù hợp với người dùng nói chung?


    Trong số nhiều thiết bị lai giữa laptop và tablet hiện nay trên thị trường, dòng sản phẩm IdeaPad Yoga của Lenovo là gây ấn tượng nhiều nhất với người dùng. Trong đó, máy nổi bật với thiết kế màn hình gấp 360 độ, tạo sự linh hoạt trong quá trình sử dụng cho người dùng.

    [​IMG]
    Với màn hình kích thước 12,5 inch chiếc ultrabook lai tablet của Lenovo có tên ThinkPad Yoga tiếp tục duy trì thiết kế sáng tạo của IdeaPad Yoga, ưu điểm vượt trội của bàn phím ThinkPad cũng như thiết kế siêu bền của nó. Nhưng Lenovo ThinkPad Yoga lại không dành cho đa số người dùng thông thường mà được thiết kế dành cho doanh nghiệp. Nhưng liệu với mức giá 1.329 USD (khởi điểm 1299 USD), ThinkPad Yoga liệu có phải là thiết bị lai phù hợp với người dùng nói chung?

    Thiết kế


    Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Lenovo ThinkPad Yoga trông giống như một chiếc laptop điển hình cho doanh nghiệp hơn là một thiết bị 2 trong 1.

    [​IMG]
    Máy vẫn giữ nguyên phong cách thiết kế của dòng ThinkPad với kết cấu khung màu đen, mặc dù các cạnh của ThinkPad Yoga được bo tròn nhiều hơn một chút so với thiết bị có kích thước tương tự như ThinkPad x240. Nhưng thiết kế bàn phím và các chi tiết bên trong là hoàn toàn tương tự, cùng với nút màu đỏ của TrackPoint cho đến hai dòng kẻ màu đỏ trên touchpad.

    [​IMG]
    Giống như ThinkPad T440s và x240, khung của ThinkPad Yoga được làm từ hợp kim magiê siêu bền, có khả năng chịu được áp suất, nhiệt độ khắc nghiệt, chịu va đập và chống bụi tốt thông qua các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn quân sự MIL- SPEC của Mỹ.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, không giống như bất kỳ chiếc laptop nào dành cho doanh nghiệp trước đây, ThinkPad Yoga có thiết kế bản lề linh hoạt cho phép người dùng gập cong màn hình của máy một góc 360 độ, biến chiếc laptop thành một chiếc tablet. Trong đó Lenovo trang bị cho ThinkPad Yoga tính năng có tên "Lift and Lock", khi người dùng lật màn hình lại một cơ chế đặc biệt sẽ giúp phần khung vỏ bao quanh bàn phím được nâng lên ngang hàng với các phím bấm. Kết quả là người dùng sẽ không chạm vào các phím bấm trên bàn phím khi sử dụng thiết bị ở chế độ tablet.

    [​IMG]

    Giống như IdeaPad Yoga, người dùng cũng có thể sử dụng ThinkPad Yoga với nhiều chế độ khác nhau như chế độ trình chiếu, chế độ “lều”, chế độ laptop và chế độ tablet linh hoạt.


    [​IMG]

    Cạnh trái gồm một cổng USB 3.0, một cổng cắm tai nghe/mic và cổng cắm nguồn

    [​IMG]

    Cạnh phải gồm đầu đọc thẻ SD, cổng USB 3.0, khe khóa Kensington, mini HDMI và lỗ cắm bút

    [​IMG]

    Cạnh sau

    [​IMG]

    Cạnh trước


    Với kích thước 317,5x220,98x17,01mm và nặng 1,58 kg, ThinkPad Yoga nặng hơn một chút so với Dell XPS 12 (kích thước 317,5x215,9x20,32 mm; nặng 1,45kg) cũng như ThinkPad X240. Tuy nhiên MacBook Air có kích thước 13 inch nhưng nặng 1,36 kg. Lenovo ThinkPad Helix (11,6 inch) với màn hình có thể tháo rời để biến thành tablet độc lập lại nặng 1,72 kg với bàn phím đi kèm, nhưng nặng 816g khi sử dụng độc lập là tablet. Giống như nhiều thiết bị lai khác, rõ ràng ThinkPad Yoga có kích thước lớn khi sử dụng ở chế độ tablet. Mặc dù đây là nhược điểm của thiết bị lai nhưng lại là ưu điểm lớn khi người dùng sử dụng ở chế độ laptop giúp làm việc tốt hơn và dễ dàng hơn.

    Màn hình

    [​IMG]

    ThinkPad Yoga sở hữu màn hình kích thước 12,5 inch có độ phân giải 1.920x1.080 pixel có khả năng hiển thị màu sắc tươi sáng, hình ảnh sắc nét và góc nhìn rộng. Với độ sáng đo được là 399 lux (324 nits), màn hình của ThinkPad Yoga là sáng hơn mức trung bình (246 lux) và bỏ xa XPS 12 (259 lux).

    [​IMG]

    Thao tác cảm ứng đa điểm (10 điểm) trên màn hình của ThinkPad Yoga là tốt, các thao tác viết, vẽ trên màn hình của máy thông qua ứng dụng Windows Paint nhạy.

    Bàn phím


    [​IMG]
    Là thiết bị thuộc dòng ThinkPad nên không có gì ngạc nhiên khi ThinkPad Yoga sở hữu bàn phím hàng đầu, với khả năng chống tràn, khoảng cách các phím vừa phải, các phím có độ nảy tốt và bề mặt các phím hơi cong tạo điểm tiếp xúc giữa ngón tay và phím bấm tốt hơn. Ngoài ra với đèn nền tích hợp cung cấp 2 tùy chọn độ sáng là quá đủ để người dùng làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu.

    [​IMG]

    Tương tự như các thiết bị thuộc dòng ThinkPad, phiên bản ThinkPad Yoga có cả touchpad, và TrackPoint nhưng không có phím bấm chuột. Trong đó trải nghiệm TrackPoint trên ThinkPad Yoga là chính xác và người dùng sẽ không phải rời tay khỏi nút bấm này cho dù di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên màn hình, thậm chí sử dụng TrackPoint còn có độ chính xác cao hơn touchpad.

    Trong khi touchpad có bề mặt phẳng mịn vẫn có khả năng điều hướng chính xác, các thao tác cảm ứng với Windows 8.1 như kích hoạt thanh Charms, vuốt tay từ mép trái touchpad và kéo vào giữa để chuyển đổi giữa các ứng dụng, kéo để zoom, xoay, trượt… hoạt động mượt mà.

    Hiệu năng


    Với vi xử lý Intel Core i5-4200U xung nhịp 1,6GHz, ổ SSD 128GB và bộ nhớ RAM 4GB. Cấu hình của Lenovo ThinkPad Yoga hoàn toàn đủ tốt để người dùng sử dụng cho hầu hết các công việc hằng ngày, thậm chí cả các game giải trí.


    Trên PCMark 7, công cụ đo hiệu năng tổng thể của hệ thống, ThinkPad Yoga ghi được 4.769 điểm, cao hơn một chút so với ThinkPad Helix (4.447 điểm) với CPU Core i5-337U cũng như ThinkPad x240 (4.040 điểm) và IdeaPad Yoga 2 Pro (4.489 điểm) khi cả hai đều sử dụng bộ xử lý Core i5-4200U. XPS 12 mặc dù có cùng CPU Intel Core i5-4200U nhưng ghi được 5.011 điểm.


    [​IMG]
    Ổ Samsung SSD 128GB của ThinkPad Yoga khởi động vào Windows 8.1 với tốc độ 9 giây, nhanh hơn so với mức trung bình (19 giây).

    [​IMG]

    Tuy nhiên, ổ đĩa cần đến 65 giây để hoàn thành sao chép 4,97GB dữ liệu gồm các tập tin media khi kiểm tra bằng Laptop File Transfer, với tốc độ sao chép là 78,3 MB/giây, chậm hơn so với mức trung (109,5 MB/giây) và thấp hơn đáng kể so với XPS 12 (159 MB/giây). IdeaPad Yoga 2 Pro cũng không ngoại lệ với tốc độ chỉ 80,8 MB/giây.

    [​IMG]

    Với đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 4400, ThinkPad Yoga là đủ tốt để xem video HD cũng như chơi một số game giải trí ở độ phân giải Full HD. Trên 3DMark11, công cụ đánh giá hiệu năng đồ họa tổng thể, máy ghi được 860 điểm, cao hơn một chút so với ThinkPad x240 (812 điểm) và IdeaPad Yoga 2 Pro (838 điểm), tất nhiên cả ba đều có cùng GPU. Tuy nhiên, Dell XPS 12 đã làm tốt hơn với 927 điểm, trong khi ThinkPad Helix là tệ nhất với chỉ 494 điểm.

    [​IMG]

    Thời lượng pin

    ThinkPad Yoga không có pin rời cũng như tùy chọn pin mở rộng như ThinkPad T440s và x240. Tuy nhiên, với pin 47W của máy hoàn toàn có thể hoạt động liên tục 8 giờ 1 phút trong bài kiểm tra Laptop Battery khi liên tục lướt web thông qua kết nối Wi-Fi. Dài hơn so với IdeaPad Yoga 2 Pro (6:13) gần hai giờ nhưng XPS 12 tiếp tục vượt trội hơn với 9 giờ 24 phút trong cùng bài kiểm tra.

    [​IMG]

    ThinkPad x240 có kích thước tương tự nhưng không phải là một thiết bị lai có thời lượng pin kéo dài tới 20 giờ 28 phút với pin mở rộng. Nhưng giảm xuống còn 7 giờ 40 phú với pin 3 cell tiêu chuẩn.

    Kết


    Với Lenovo ThinkPad Yoga người dùng có thể sử dụng thiết bị một cách linh hoạt ở nhiều chế độ khác nhau nhờ vào thiết kế bản lề sáng tạo, bàn phím thoải mái, màn hình Full HD màu sắc nổi bật, hiệu năng khá và thời lượng pin 8 giờ giúp cho ThinkPad Yoga trở thành một sự lựa chọn hàng đầu cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Khiếu nại duy nhất mà người dùng có thể “chê” ở ThinkPad Yoga chính là thiếu một số cổng kết nối truyền thống thông dụng.

    Nếu người dùng không muốn tìm kiếm một thiết bị lai cho doanh nghiệp có thể lựa chọn Dell XPS 12, trong đó máy có ổ SSD nhanh hơn, thời lượng pin dài hơn mặc dù bàn phím không thật sự tốt như ThinkPad Yoga. Tuy nhiên, nếu người dùng muốn có một chiếc laptop siêu di động để làm việc linh hoạt với nhiều chế độ sử dụng thì Lenovo ThinkPad Yoga sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

    Ưu điểm


    - Màn hình Full HD sắc nét.
    - Bàn phím tốt.
    - Thiết kế bền và sáng tạo.
    - Thời lượng pin dài


    Nhược điểm


    - Màn hình dính bám dấu vân tay.
    - Ổ SSD tương đối chậm.
    - Thiếu một số cổng kết nối thông dụng.

    Hoàng Thanh

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - ThinkPad Yoga – Những khiếm khuyết không đáng có

Share This Page